Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Du lịch Campuchia và cùng khám phá Biển Hồ

Trên hành trình cùng khám phá vùng đất Campuchia, Du khách được tham quan những địa danh nổi tiếng, những tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer cổ đại, thưởng thức những đặc sản nổi tiếng mang hương vị đặc trưng của vùng đất Campuchia. Đọng lại trong đó, có thể là những hình ảnh về Kiều bào người Việt sống trên Biển Hồ, cuộc sống mưu sinh của những người con Việt Nam xa quê hương.

Đến với Biển hồ và cùng cảm nhận sự thăng trầm của Kiều bào người Việt sống trên biển Campuchia

Cùng chia sẽ những cảm nhận, cùng khám phá và trãi nghiệm thực tế là phương châm mà trên suốt hành trình du lịch.

Biển hồ có chiều dài 80km và chiều rộng 40km, lấy nước từ 1 cánh tay của sông Mekong. Vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, biển hồ khá đẹp và nông, chỉ sâu khoảng 1 đến 4m, với diện tích khoảng 10.000km2 . Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6, sông Tonle Sap chảy ngược dòng tiếp nước từ nước hồ dâng cao và diện tích hồ mở rộng tới 16.000km2, có thể sâu đến 9m gây ngập lụt và cây cối trong toàn khu vực. Đây cũng là nơi mà đa phần cộng đồng người Việt sinh sống, còn gọi là Tonle Sap tỉnh Kampong Chnăng.

Thống kê của chính quyền cho biết, riêng tỉnh Kampong Chnăng hiện có khoảng 11.200 hộ với khoảng 55,200 nhân khẩu là kiều bào người Việt làm ăn sinh sống. Riêng tại xã Chhok Tru có khoảng 1,000 hộ với hơn 4,500 nhân khẩu. Đa số người việt sống tại khu vực Biển Hồ đều khó khăn. Cuộc sống của họ chủ yếu bằng nghề chày lưới và mua bán trên sông nước. Nhiều con em người Việt ở đây không được học hành, không được hưởng thụ những cái cơ bản nhất mà trẻ em nơi khác từng có. Ngày ngày sống trên chiếc thuyền nhỏ lênh đênh, nhiều em nhỏ người Việt thậm chí chưa bao giờ biết tới mấy từ "trường lớp", "sách vở", "đi học" là gì. Thế nhưng cộng đồng người Việt sống ở đây khá đông, đa phần là không biết chữ nên họ luôn tha thiết mong muôn có trường, có thầy cô giáo để con em họ có điều kiện đi học. Kiều bào Việtluôn quan niệm cần phải học để biết chữ, biết tiếng mẹ đẻ, để nhớ về quê hương nguồn cội. Họ được sinh ra nuôi lớn bởi sông nước, nhưng rồi cũng chính dòng nước này đẩy họ tới cuộc sống lênh đênh không bến bờ. Người ta vẫn nói, dòng chảy này còn có điểm kết, đó là chảy tiếp về Việt Nam, rồi từ chính của sông đổ ra biển đông, hòa mình vào biển. Nhưng các gia đình trên biển Hồ, ngày qua ngày họ buôn theo chiều nước mà định hướng về tương lai, một tương lai mờ mịt không điểm tựa dẫu trong lòng họ vẫn có 1 quê hương, vẫn có một nơi để nhớ. Tại sao những người Việt ở Biển Hồ lại khổ cực đến như vậy, trong khi Biển Hồ được xem là vựa cá tôm lớn nhất đất nước chùa tháp, và người Campuchia thì không giỏi đánh bắt cá, chỉ có người Việt Nam là đánh bắt thủy sản? Phải chăng tôm cá không đủ cho người ta sinh sống? Để cái nghèo cứ đeo bám cứ dai dẳn hết đời này qua đời khác.

Biển hồ 1 thời được nhắc đến như là chốn "đi dễ khó về". Nhưng do duyên nợ lịch sử, mỗi người 1 số phận chọn cho mình lối rẽ riêng để rồi người Việt đi ngược dòng Mekong lên đây lập nghiệp, nghề chính của họ là đánh bắt thủy sản và mua bán trên sông. Nhưng vào mùa lũ thì chính phủ Campuchia yêu cầu không được đánh bắt nên họ chỉ có thể trong chờ vào những hàng viện trợ của các đoàn làm từ thiện, nhưng suốt 6 tháng đủ, liệu có được bao nhiêu lần ghé thăm của các nhà hảo tâm, liệu họ nhận được là bao? Vậy nên dẫu yêu thương có được gửi trao, dẫu chúng ta có quặn lòng khi chứng kiến cảnh sống của bà con như thế này chúng ta cũng rất khó giúp được bà con kiều bào ở biển Hồ thay đổi. Bởi pháp luật Campuchia cho phép người nước ngoài định cư từ 10 năm trở lên, vượt qua cuộc thi sát hạch ngôn ngữ sẽ được nhập quốc tịch, được hưởng quyền lợi về sở hữu tài sản, nhà cửa, đất đai. Thế nhưng hầu hết người Việt ở Biển Hồ là cư dân tự do, không nhà của giấy tờ tùy thân, không tài sản mặc dù đã sống ở đây rất lâu. Vì thế họ rất khó hòa nhập và tìm được công việc chỗ ở ổn định trên đất liền. Họ chỉ bó hẹp cuộc sống của mình trong khu vực biển Hồ lênh đênh sông nước, con cái họ không biết chữ vậy là họ hoàn toàn sống tách biệt với cộng đồng xã hội Campuchia, đặc biệt là những khi lũ về.

Biển Hồ

đục ngầu màu bùn đỏ, mọi sinh hoạt ăn uống, tắm giặt đều trong cái màu đùng đục ấy, vệ sinh không đảm bảo, sức khỏe của phụ nữ trẻ em hao mòn, cuộc sống cơ cực khiến họ phải chạy ăn từng ngày. Hơn thế nữa, sống trên những chiếc thuyền hay nhà bè thô sơ và ộp ẹp khiến họ không có cơ hội đầu tư vào thuyền bè để đánh bắt thủy sản, cộng thêm vào đó họ không có giấy tờ hay bất cứ thứ gì để đảm bảo nên khi cần họ chỉ có thể vay nóng. Lãi mẹ đẻ lãi con khiến họ càng điêu đứng thêm, vậy là sau mỗi mùa nước lên, thuyền bè hay nhà của họ lại xuống cấp thêm, cuộc mưu sinh của họ lại uể oải hơn. Dường như họ cứ lăn lóc với sông nước để thời gian du định trôi qua cho xong 1 kiếp người. Không có điểm tựa, họ bế tắc trong chính cuộc sống hiện tại của mình.



Hãy một lần đến Biển Hồ để cảm nhận kiếp người mong manh, để mở rộng yêu thương chung tay xây dựng nên trái tim Việt, cùng VietAsia cảm nhận những niềm vui bất tận trong chuyến đi nhưng xen lẫn trong đó là những cảm xúc thật sâu lắng về cuộc sống nơi này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét