Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Thăm căn cứ địa Pol Pot Anlong Veng - Campuchia

Bên cạnh quần thể đền đài Angkor vĩ đại, du khách có thể đến Anlong Veng (vùng biên giới Campuchia - Thái Lan), cách Siem Reap 165 km. Nơi mà đến năm 1998, cái tên này khiến nhiều người vẫn rùng mình bởi là hang ổ của Pol Pot - "gã đồ tể số 1" của người Campuchia.
Ngọn núi Dangkrek ở trước mặt. Rẽ vào con đường nhỏ dốc, gồ ghề đá dài 8 km lọt thỏm giữa rừng, người hướng dẫn cho biết: "Chỉ vài năm trước, chuyện vào đến tận đây là điều không thể, không chỉ mìn dày đặc mà còn là những phiến quân Khơme Đỏ luôn sẵn sàng tấn công bất cứ ai xâm phạm lãnh địa của họ. Quả thật, trên đường vào, biển cảnh báo mìn vẫn còn ở khắp nơi, có nơi chỉ cách mặt đường 5 m.



Trên đỉnh đồi hiện ra là ngôi nhà rộng 1.000 m2 nhưng rất hoang tàn. Đó là ngôi nhà Pol Pot ở với vợ sau và con gái từ năm 1989 đến cuối đời. Ngay sau khi Pol Pot qua đời một cách bí ẩn thì chính toán lính cận vệ của ông ta đã đập phá căn nhà này. Họ khuân đi mọi thứ, cả gạch men lát nền nhà cũng bị cạy.

Dưới giàn hoa giấy đung đưa, bức tường rào bao quanh chỗ còn chỗ mất. Bể nuôi cá trong khuôn viên cũng cạn khô trơ đáy. Bồn chứa nước sinh hoạt vẫn còn nguyên vẹn. Âm dưới nền nhà là căn hầm sâu khoảng 2m gồm hai phòng, nơi đây thường diễn ra những cuộc họp lãnh đạo tối cao của Khơme Đỏ do Pol Pot chủ trì.

Bên phải cổng ra vào vẫn còn văn phòng làm việc của nhân vật cao cấp Khơme Đỏ Khieu Samphan. Một điều đặc biệt là đứng ở bất cứ vị trí nào trong ngôi nhà này cũng có thể quan sát rất rõ những hoạt động dưới chân núi - một vị thế chiến lược về quân sự.

Ở ngôi nhà vắng lặng hoang phế này, hầu hết những du khách tìm đến đây đều rất bất ngờ khi được gặp Rouen Phen, 53 tuổi. Thời trai trẻ ông từng là lính của Khơme Đỏ. Khi Pol Pot đến trú ngụ trên đỉnh núi Dangkrek, do thông thạo địa hình nơi này, Phen được sung vào đội lính cận vệ, bảo vệ căn cứ cho Pol Pot.

Khi quân Chính phủ hoàng gia Campuchia tiến vào kiểm soát Anlong Veng, Phen ra hàng và sau khi được ân xá thì Phen lại được giao nhiệm vụ bảo vệ ngôi nhà kiêm hướng dẫn viên cho du khách."Ồ! Lần đầu tiên tôi mới thấy du khách VN đến nơi này", Phen tỏ ra ngạc nhiên và niềm nở khi tiếp xúc. Ngày nào cũng có người đến tham quan căn cứ địa cuối cùng củaKhơme Đỏ, nhưng chủ yếu là du khách và các đoàn làm phim phương Tây và Nhật.

Chuyện của chính trị và chiến tranh đã qua, cuộc sống người dân Campuchia ở tận vùng biên giới xa xôi này giờ đã thanh bình. Quản lý toàn bộ khu di tích chiến tranh có tới 20 người, từng là chiến binh Khơme Đỏ, họ không chỉ làm hướng dẫn viên du lịch mà còn làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực biên giới Chham cách đó khoảng 800 m.

Tục lệ của Campuchia người chết sau khi được hỏa táng, cốt được đem vào gửi ở chùa. Đất nước Campuchia không có mộ bia. Vậy mà trong khu di tích chiến tranh vừa mới được mở cửa cho du khách vào tham quan này lại có một ngôi mộ - đó chính là mộ của Pol Pot. Ông Phen kể: Pol Pot được hỏa táng bằng lốp xe cũ, bàn ghế hỏng và củi.

Căn nhà dưới núi cũng bị đốt sau khi ông ta chết. Mộ được quây lại bằng những thanh gỗ. Những chiếc vỏ chai thủy tinh cũ được xếp san sát thành đường viền trang trí. Trước mộ vẫn còn ba bốn chiếc đĩa, chén dơ bẩn nằm chỏng chơ và một nắm xôi mốc meo. Có vài cây nhang đang còn đỏ lửa của ai đó vừa thắp. Thật bất ngờ khi Phen cho biết đó là nhang khấn của những người đi... xin số đề!

Khu di tích chiến tranh đặc biệt này không chỉ có ngôi nhà và mộ phần của Pol Pot, mà còn có cả một hệ thống "dinh thự" của hàng loạt nhân vật cao cấp của Khơme Đỏ như Noun Chea, Khieu Samphan, Ta Mok... Nhà của viên chỉ huy quân sự Ta Mok gần như còn nguyên vẹn nhưng không còn nội thất bên trong.

Những nơi này giờ đây được đưa vào bản đồ tham quan cho du khách muốn tìm hiểu về một trang sử bi thảm của Campuchia. Khách đến nơi này khá đông, khoảng 50-100 người vào cuối tuần, chủ yếu là người Campuchia. Anlong Veng, vùng đất mới bình yên nhưng vẫn còn rất nghèo nàn, đặc biệt là khu vực dưới chân núi Dangkrek. Bóng ma diệt chủng đã qua đi, ký ức cuộc chiến lùi về dĩ vãng, người dân Campuchia đang hướng vào tương lai hòa bình và phồn vinh.

Khám phá sự hùng vĩ của Ta Keo khi du lịch Campuchia



Sự hùng vĩ của Ta Keo, bí ẩn nhất của sự nổi tiếng, về phía mặt trời thể hiện quyền lực tô điểm cho Angkor Wat. Nó được nằm trong khu rừng bao phủ mau xanh của lá nhằm tô điểm vẻ uy nghi của Tà Keo.

Ta Keo thiếu trang trí làm cho nó đặc biệt trong số các tác phẩm của người Khmer, những người đã rất hoang đàng của trang trí. Nhưng đơn giản của nó cung cấp cho kiến trúc quan trọng, kế hoạch của nó cho thấy sự phát triển của một lần nữa tinh thần trong nhân dân, sự tăng trưởng của hương vị tốt.

Ta Keo là xác định vị trí ở phía đông của Thommanon và ChauSay Tevoda. Nhập và để lại lối vào phía nam hoặc phía đông.

Mẹo: đi lên tới ngôi đền này là bước và vì định hướng của nó một chuyến viếng thăm vào buổi sáng là thích hợp hơn. Nó được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ mười đến thế kỷ thứ 11 bởi vua Jayavarman V Suryavarman I dành riêng cho Siva (Hindu), bản sao Kleang phong cách nghệ thuật.

BỐI CẢNH

Một khía cạnh khác thường của ngôi đền này là nó vẫn chưa hoàn thành, lý do để hoàn thành của nó không có là không biết. Mà nếu nó được hoàn tất, Ta Keo chắc chắn sẽ có được một trong những ngôi chùa đẹp nhất tại Angkor. Đó là một cảnh tượng hùng vĩ, rộng 22 mét (72feet) lên bầu trời, và cung cấp cho một ấn tượng của quyền lực.

Ta Keo là ngôi đền đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng đá cát kết (sa thạch) và như vậy phục vụ như là một mốc quan trọng trong lịch sử Khmer. Khối đá khổng lồ đã được cắt giảm đến một kích thước thường xuyên và được đặt ở vị trí. Sự vắng mặt của trang trí tại Keo ta cung cấp cho nó một đơn giản của thiết kế tách nó ra từ các di tích khác.

Bên Ngoài

Ta Keo là hình vuông trong kế hoạch với năm tháp bố trí như những dấu chấm trên khuôn mặt của một chết và đứng uy nghi trên một sân thượng là 12 mét (39 feet) cao với ba tầng. Nó là một đại diện của núi Tu Di. Các cơ sở có khuôn tốt. Ngôi đền có hai thùng (1 và 2) với tháp nhập cảnh mỗi bên.

Có ghi trên pilasters tháp vào đông. Hai tầng đầu tiên của nền tảng này tạo thành cơ sở của hai sân. Một được bao bọc bởi một bức tường khác một thư viện, thư viện quá hẹp cho phép đi bộ xung quanh.

Lối vào phía đông Ta Keo được đánh dấu bằng một đường đắp cao trên một con hào trước con sư tử và đá ranh giới (không hiển thị trên kế hoạch). Tháp vào trong các bức tường bên ngoài được làm bằng đá sa thạch với một tháp trung tâm và ba đoạn. Trên mỗi bên của bức tường phía đông có một hội trường có thể là một nơi trú ẩn cho khách hành hương. Nó được trước một hiên nhà với trụ cột.

Sân thứ hai có một cơ sở đúc bằng đá ong với bốn tháp nhập đá sa thạch, mỗi bên. Nó được bao quanh bởi một bộ sưu tập đá sa thạch thắp sáng bởi các cửa sổ trong terrier. Thư viện này bao quanh hoàn toàn sân thượng và có các lỗ hở trên mỗi bốn bên. Về phía đông, có hai phòng cùng loại như các hội trường còn lại trên sân thượng đầu tiên. Hai thư viện mở cửa về phía tây.

Khu vự trung tâm

Cấp trên là hình vuông và đứng trên cơ sở tầng với cầu thang mỗi bên. Hầu hết các không gian trên cấp trên bị chiếm đóng bởi tòa tháp 5, tất cả chưa hoàn thành, mở cửa với bốn điểm hồng y. The Sanctuary Trung ương chiếm ưu thế bố trí. Được nêu ra ở trên các tháp khác và quan trọng hơn nữa bởi sự phát triển của cổng vòm và các bức tường tại.

Thưởng thức Mắm Bồ Hóc khi du lịch Campuchia




Một loại mắm chế biến theo nguyên tắc giữ được thực phẩm lâu bằng cách ướp muối và đường. Mắm bồ hóc, hay pohok, được làm từ những con cá con tốt nhất, mổ ruột ướp muối rồi để trong tủ đậy kín, vài tháng sau mới đem ra ăn. Có thể nói đây là món ăn truyền thống được chế biến trong đời sống ẩm thực Campuchia và cả những dân tộc Nam phần Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực Khmer.

Ngoài ra, còn có nhiều món ăn khác không kém phần hấp dẫn như cá lóc quấn trong bẹ chuối và nướng trực tiếp trên bếp than. Khô cá trèn, khô cá lóc, đặc biệt cá amok hấp nước cốt dừa với cà ri có vị rất riêng Khmer. Trong các món xào như bò xào kruong, cá amok hấp,mắm bồ hóc đều có nước cốt dừa, nghệ, riềng, chanh rừng, lá ngót và cà ri, v.v. Khác với mắm của Việt Nam, mắm bồ hóc rất mặn do chỉ ướp muối và không màu. Đây được xem là món ăn đặc sản của Campuchia.

Mắm bồ hóc được người dân giữ lại lâu bằng cách ướp muối khi đánh bắt cá ở Biển Hồ không sử dụng hết và được dự trữ để dùng dần. Từ đó mắm đã trở thành món ăn không thể thiếu trong người dân. Mắm bồ hóc chính là tổ tiên của mắm cá Châu Đốc Việt Nam. Dựa theo nguyên tắc làm mắm bồ hóc
Mắm Châu Đốc đa dạng hơn mắm bồ hóc gồm nhiều loại: mắm cá linh, mắm cá trèn, mắm cá chốt, mắm cá lóc, mắm cá sặc, v.v. Mắm Châu Đốc dễ ăn, thơm và màu sắc đẹp hơn mắm bồ hóc. Mắm bồ hóc có thể nấu bún nước lèo, nấu canh rất ngon ăn cùng rau ghém, hoa lục bình, bông súng, giá sống thái nhỏ cùng với thịt cá, ốc nấu nhừ chan vào.

Ý nghĩa của những hoa văn trên vách và cột Angkor Wat - Campuchia

Hoa văn trên vách và cột của Angkor Wat
1. Những nàng tiên nữ Apsara
Bức tường hàng trăm nghìn tiên nữ Apsara như muốn gọi mời tất cả du khách thập phương khi đặt chân đến đây. Những tiên nữ Apsara cho thấy vẻ đẹp của người phụ nữ thời bấy giờ với đôi ngực căng tròn của bà mẹ đã qua nhiều lần sinh nở (ước mong cuộc sống hạnh phúc, vạn vật sinh sôi nảy nở), chiếc eo thon gọn và cặp mông tròn trịa khiến ai bất chợt nhìn thấy đều muốn chạm vào nhất là phụ nữ. Những thiếu nữ như đang nhảy múa với nhiều tư thế khác nhau để chào đón tất cả mọi người.
2. Chim thần Garuda và Thần Visnu
Chim thần Garuda là vật linh của thần Visnu – thần bảo hộ, được thần dùng để cưỡi. Điều này thể hiện đây là ngôi đền thờ của đạo Hinđu giáo.
3. Cuộc sống thường ngày của người dân
Những cảnh đẹp về đồng quê, chú bé chăn trâu, người nông dân đi cày,… cũng được thể hiện trên hoa văn của những bức tượng.
4. Cuộc chiến tranh kéo dài hàng nghìn năm
Miêu tả lại cuộc chiến tranh kéo dài hàng nghìn năm của Thần thiện và Thần ác, hai bên dùng thân của con rắn Ananta để khuấy biển sữa và tìm lọ thuốc trường sinh và sáng tạo ra thế giới. Trong khi cuộc chiến tranh xảy ra thì dưới biển sữa sinh ra hàng nghìn cô tiên nữ Apsara xinh đẹp.
5. Chiến tranh giữ gìn độc lập và xua đuổi kẻ ác ra khỏi đất nước
Đó là bức tranh tại đền Bayon mô tả cuộc chiến tranh để tranh giành lãnh thổ của Vương quốc Campuchia với các nước láng giềng như Chămpa.
6. Hoa văn hình hoa lá
Ngoài những hoa văn trên thì trên những vách tường của đền còn có hoa văn hình hoa lá, chim thú như một bức tranh phong cảnh hữu tình thể hiện sự hài hòa.
7. Chữ Khmer cổ
Hiện tại thì các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể hiểu hết được ý nghĩa của những hoa văn trên những vách tường kia, nó có thể là những sự kiện lịch sử nhằm ghi dấu thời kỳ huy hoàng của các vị vua hay những bài thơ, bài văn miêu tả cuộc sống của con người,….

Du lịch Campuchia và cùng khám phá Biển Hồ

Trên hành trình cùng khám phá vùng đất Campuchia, Du khách được tham quan những địa danh nổi tiếng, những tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer cổ đại, thưởng thức những đặc sản nổi tiếng mang hương vị đặc trưng của vùng đất Campuchia. Đọng lại trong đó, có thể là những hình ảnh về Kiều bào người Việt sống trên Biển Hồ, cuộc sống mưu sinh của những người con Việt Nam xa quê hương.

Đến với Biển hồ và cùng cảm nhận sự thăng trầm của Kiều bào người Việt sống trên biển Campuchia

Cùng chia sẽ những cảm nhận, cùng khám phá và trãi nghiệm thực tế là phương châm mà trên suốt hành trình du lịch.

Biển hồ có chiều dài 80km và chiều rộng 40km, lấy nước từ 1 cánh tay của sông Mekong. Vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, biển hồ khá đẹp và nông, chỉ sâu khoảng 1 đến 4m, với diện tích khoảng 10.000km2 . Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6, sông Tonle Sap chảy ngược dòng tiếp nước từ nước hồ dâng cao và diện tích hồ mở rộng tới 16.000km2, có thể sâu đến 9m gây ngập lụt và cây cối trong toàn khu vực. Đây cũng là nơi mà đa phần cộng đồng người Việt sinh sống, còn gọi là Tonle Sap tỉnh Kampong Chnăng.

Thống kê của chính quyền cho biết, riêng tỉnh Kampong Chnăng hiện có khoảng 11.200 hộ với khoảng 55,200 nhân khẩu là kiều bào người Việt làm ăn sinh sống. Riêng tại xã Chhok Tru có khoảng 1,000 hộ với hơn 4,500 nhân khẩu. Đa số người việt sống tại khu vực Biển Hồ đều khó khăn. Cuộc sống của họ chủ yếu bằng nghề chày lưới và mua bán trên sông nước. Nhiều con em người Việt ở đây không được học hành, không được hưởng thụ những cái cơ bản nhất mà trẻ em nơi khác từng có. Ngày ngày sống trên chiếc thuyền nhỏ lênh đênh, nhiều em nhỏ người Việt thậm chí chưa bao giờ biết tới mấy từ "trường lớp", "sách vở", "đi học" là gì. Thế nhưng cộng đồng người Việt sống ở đây khá đông, đa phần là không biết chữ nên họ luôn tha thiết mong muôn có trường, có thầy cô giáo để con em họ có điều kiện đi học. Kiều bào Việtluôn quan niệm cần phải học để biết chữ, biết tiếng mẹ đẻ, để nhớ về quê hương nguồn cội. Họ được sinh ra nuôi lớn bởi sông nước, nhưng rồi cũng chính dòng nước này đẩy họ tới cuộc sống lênh đênh không bến bờ. Người ta vẫn nói, dòng chảy này còn có điểm kết, đó là chảy tiếp về Việt Nam, rồi từ chính của sông đổ ra biển đông, hòa mình vào biển. Nhưng các gia đình trên biển Hồ, ngày qua ngày họ buôn theo chiều nước mà định hướng về tương lai, một tương lai mờ mịt không điểm tựa dẫu trong lòng họ vẫn có 1 quê hương, vẫn có một nơi để nhớ. Tại sao những người Việt ở Biển Hồ lại khổ cực đến như vậy, trong khi Biển Hồ được xem là vựa cá tôm lớn nhất đất nước chùa tháp, và người Campuchia thì không giỏi đánh bắt cá, chỉ có người Việt Nam là đánh bắt thủy sản? Phải chăng tôm cá không đủ cho người ta sinh sống? Để cái nghèo cứ đeo bám cứ dai dẳn hết đời này qua đời khác.

Biển hồ 1 thời được nhắc đến như là chốn "đi dễ khó về". Nhưng do duyên nợ lịch sử, mỗi người 1 số phận chọn cho mình lối rẽ riêng để rồi người Việt đi ngược dòng Mekong lên đây lập nghiệp, nghề chính của họ là đánh bắt thủy sản và mua bán trên sông. Nhưng vào mùa lũ thì chính phủ Campuchia yêu cầu không được đánh bắt nên họ chỉ có thể trong chờ vào những hàng viện trợ của các đoàn làm từ thiện, nhưng suốt 6 tháng đủ, liệu có được bao nhiêu lần ghé thăm của các nhà hảo tâm, liệu họ nhận được là bao? Vậy nên dẫu yêu thương có được gửi trao, dẫu chúng ta có quặn lòng khi chứng kiến cảnh sống của bà con như thế này chúng ta cũng rất khó giúp được bà con kiều bào ở biển Hồ thay đổi. Bởi pháp luật Campuchia cho phép người nước ngoài định cư từ 10 năm trở lên, vượt qua cuộc thi sát hạch ngôn ngữ sẽ được nhập quốc tịch, được hưởng quyền lợi về sở hữu tài sản, nhà cửa, đất đai. Thế nhưng hầu hết người Việt ở Biển Hồ là cư dân tự do, không nhà của giấy tờ tùy thân, không tài sản mặc dù đã sống ở đây rất lâu. Vì thế họ rất khó hòa nhập và tìm được công việc chỗ ở ổn định trên đất liền. Họ chỉ bó hẹp cuộc sống của mình trong khu vực biển Hồ lênh đênh sông nước, con cái họ không biết chữ vậy là họ hoàn toàn sống tách biệt với cộng đồng xã hội Campuchia, đặc biệt là những khi lũ về.

Biển Hồ

đục ngầu màu bùn đỏ, mọi sinh hoạt ăn uống, tắm giặt đều trong cái màu đùng đục ấy, vệ sinh không đảm bảo, sức khỏe của phụ nữ trẻ em hao mòn, cuộc sống cơ cực khiến họ phải chạy ăn từng ngày. Hơn thế nữa, sống trên những chiếc thuyền hay nhà bè thô sơ và ộp ẹp khiến họ không có cơ hội đầu tư vào thuyền bè để đánh bắt thủy sản, cộng thêm vào đó họ không có giấy tờ hay bất cứ thứ gì để đảm bảo nên khi cần họ chỉ có thể vay nóng. Lãi mẹ đẻ lãi con khiến họ càng điêu đứng thêm, vậy là sau mỗi mùa nước lên, thuyền bè hay nhà của họ lại xuống cấp thêm, cuộc mưu sinh của họ lại uể oải hơn. Dường như họ cứ lăn lóc với sông nước để thời gian du định trôi qua cho xong 1 kiếp người. Không có điểm tựa, họ bế tắc trong chính cuộc sống hiện tại của mình.



Hãy một lần đến Biển Hồ để cảm nhận kiếp người mong manh, để mở rộng yêu thương chung tay xây dựng nên trái tim Việt, cùng VietAsia cảm nhận những niềm vui bất tận trong chuyến đi nhưng xen lẫn trong đó là những cảm xúc thật sâu lắng về cuộc sống nơi này.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Nagawork - Điểm dừng chân cho khách du lịch Campuchia

Tới du lịch Campuchia, nhiều du khách chọn tổ hợp khách sạn NagaWorld làm nơi trú ngụ bởi nơi đây liền kề với các danh thắng của xứ Chùa Tháp và có các dịch vụ tiện ích tiêu chuẩn 5 sao.

Được thành lập vào năm 1995, tầng trệt của khách sạn đặt một đầu tượng mô phỏng nụ cười Bayon vàng rực. NagaWorld có 700 phòng nghỉ mang phong cách decor xa hoa, lộng lẫy - gồm cả Suites và Deluxe, cao cấp với thiết kế và nội thất sang trọng, hiện đại dành cho một người hay gia đình.

Nơi đây có nhiều dịch vụ cho khách lựa chọn như trung tâm spa sang trọng với đầy đủ các loại hình thư giãn và chăm sóc; phòng triển lãm kinh doanh các mặt hàng thiết kế; 14 địa điểm ẩm thực là các nhà hàng cùng các món ăn hấp dẫn mang phong cách Pháp, Italy, Hàn Quốc, Trung Quốc…



Nagaword khách sạn 5 sao.



Tổ hợp khách sạn 5 sao này còn có các dịch vụ giải trí phong phú và không gian họp mặt mang chất nghệ sĩ với những tiện nghi cao cấp, cùng khu vực hội nghị khách sạn lớn nhất quốc gia với sức chứa hơn 1.000 khách.

Nằm ngay trung tâm thủ đô nên Nagaworld thuận tiện cho khách trong việc đi lại mua sắm, khám phá cuộc sống sôi động về đêm và thưởng thức một không gian lãng mạn. Từ cửa sổ phòng ngủ của khách sạn, du khách có thể ngắm nhìn bình minh vừa ló dạng, dòng sông dát bạc mênh mông đẩy những chiếc xuồng chở học trò, chợ cá ven sông.

Đã đi Campuchia, không ai có thể bỏ qua những câu chuyện huyền bí về Angkor Wat ở Siem Reap… Từ Phnom Penh đến Siem Reap, du khách có thể đi bằng xe buýt hoặc tàu cao tốc với sáu tiếng đồng hồ lênh đênh trên dòng Tonle Sap để đến cảng. Tuy nhiên, từ cảng dừng đến trung tâm là một đoạn đường khá gian nan. Nếu bạn đã đặt chỗ trước một khách sạn ở Siem Reap thì ngay cảng dừng sẽ có thuyền của khách sạn đón.



Angkor Thom - Siem Reap

Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon, những ngôi đền Khmer cổ ở Siem Reap, Preah Vihear, Kandal, và Takeo lên núi ngắm mặt trời lặn… đều là những điểm nổi bật của đất nước Campuchia.

Trong đó, Angkor Wat có kiến trúc hình chữ nhật với các hào nước xung quanh. Chúng có 5 cửa chính, tường đá cao bao quanh đền và các ngon tháp được đặt ở trung tâm theo hình núi. Các bức tường đá được trạm khắc các câu chuyện tôn giáo, chiến tranh, hình thiếu nữ múa Apsara và những hoa văn đặc trưng của đất nước. Toàn bộ được khắc bằng tay. Vật liệu chính của đền là đá ong, đá xanh và đá cát được gắn kết với nhau hoàn toàn không có chất kết dính.



Preah Vihear - Campuchia


Đền Preah Vihear xây vào thế kỷ 11, vốn có kiến trúc giống như Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) ở vùng Đông Bắc Campuchia, nằm giữa huyện Kantharalak (huyện Thái Lan) ở tỉnh Sisaket thuộc Đông Bắc Thái Lan và huyện Choam Khsant ở tỉnh Preah Vihear thuộc miền bắc Campuchia. Ngược lại, Đền Takeo - ngôi đền không có kiến trúc điêu khắc và là công trình chưa xây dựng xong trong triều đại Angkor - nhưng cũng là ngôi đền cao nhất trong quần thể. Tỉnh Takeo được gọi là "cái nôi của nền văn minh Campuchia”.

Khám phá du lịch Campuchia bằng xe buýt

Đúng 6h sáng, xe buýt bắt đầu lăn bánh từ TP HCM theo hướng cửa khẩubiên giới Mộc Bài, Tây Ninh với 21 hành khách trên xe, trong đó một nửa hành khách là người Việt Nam. Xe không chở hàng hóa và không đón khách dọc đường.

Theo một nhân viên ở phòng vé số 500 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM, giá vé 145.000 đồng/người (giá vé mua từ Phnom Penh về TP HCM là 9 USD/người) là đã giảm rất nhiều so với cách đây bốn năm là 20 USD/người. Ngoài tiền vé, khách nộp thêm 25 USD làm visa nhập cảnh Campuchia và sẽ nộp 30.000 đồng “phí” qua cửa khẩu ở đất bạn.

Du lịch Campuchia bằng xe Buýt

Đúng 7h25, xe đến cửa khẩu biên giới Mộc Bài, Tây Ninh. Tất cả hành khách, đều không bận tâm với các tờ khai rắc rối và không phải vào các phòng chức năng ở cửa khẩu để làm thủ tục xuất nhập cảnh vì đã được nhà xe giúp làm thủ tục. Trong khi chờ đợi, nhiều hành khách ngồi ăn uống hoặc gặp “cò đổi tiền” từ tiền đồng qua tiền riel với giá 100.000 đồng lấy 2.400 riel.

Sau gần 30 phút làm thủ tục, nhân viên xe buýt mời bà con ra cổng cửa khẩu Việt Nam để nghe đọc tên từng người qua cửa xuất cảnh. Tương tự, ở cửa khẩu nhập cảnh vào Campuchia, nhân viên xe buýt làm thủ tục và mời hành khách đến nghe nhân viên kiểm soát đọc tên từng người lên xe buýt.

Anh Trần Xuân Toàn, đại diện một công ty điện lạnh của Đan Mạch (quận Tân Bình), nhận xét thời gian đi một chuyến xe buýt hơi lâu, từ 6-7 giờ, nghĩa là đi từ TP HCM lúc 6h sáng thì đến Phnom Penh khoảng hơn 12h trưa. Tuy nhiên, giá vé lại quá rẻ so với vé máy bay. Nếu mua vé ở đại lý hãng hàng không, hành khách phải trả 160 USD tiền vé khứ hồi và visa nhập cảnh Campuchia, trong khi vé khứ hồi xe buýt khoảng 18 USD và visa nhập cảnh là 25 USD. Điều quan trọng khiến nhiều người đi xe buýt là do tuyến đường xuyên Á từ TP HCM đến Phnom Penh dài 250 km đã có đến 160 km đường từ TP HCM đến bến phà Niếc Lương (Campuchia) vừa hoàn thành nâng cấp nên xe chạy rất êm.

Tại Phnom Penh, anh Lê Trọng Nhân – một Việt kiều, giám đốc Công ty World Heritage ở Phnom Penh – cho biết đang tính việc mở tuyến buýt du lịch với Sapaco. Bởi anh sẽ tổ chức tour cho hành khách đi mua sắm, vào casino, tham quan những cảnh quan như tượng đài hữu nghị, nhà tù Toul Sleng, cánh đồng chết…

Du khách quốc đi Campuchia từ Tp. Hồ Chí Minh

Theo anh Nhân, lợi thế mở tour du lịch bằng xe buýt là vì nhà xe lo tất cả thủ tục xuất nhập cảnh nên hành khách rất hài lòng, tuyến đường bộ đi rất tốt và các chi phí được tính toán cố định. Hiện nay nhiều người dân ở Việt Nam đã đi du lịch Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Hong Kong chắc chắn sẽ tính đến việc đi du lịch Campuchia để tham quan một kỳ quan thế giới – Đế Thiên, Đế Thích.

Anh Lê Văn Tới, giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ vận tải và du lịch – Sapaco, thuộc Công ty Xe khách Sài Gòn, cho biết, đang bàn với một đối tác ở Campuchia để hình thành tuyến du lịch TP HCM – Angkor Thom hoặc Angkor Wat theo hình thức phục vụ khách đi lẻ hoặc đi theo đoàn.

Theo Tuổi Trẻ, tuy nhiên, giá tour du lịch đến Campuchia vẫn cao hơn so với Thái Lan bởi nước này chưa bỏ visa nhập cảnh như Thái Lan. Như giá tham quan Angkor ở Siem Reap là 20 USD/ngày, 30 USD/2-3 ngày và 60 USD/6 ngày, giá vào tham quan chùa Vàng chùa Bạc ở hoàng cung là 3 USD, các điểm tham quan khác là 2-3 USD.

Đó là chưa kể khi vào tham quan thì đoàn khách du lịch cũng phải trả thêm 3-4 USD cho nhân viên thuyết minh ở các điểm tham quan. Khách sạn ở Phnom Penh cho thuê phòng giá tương đối cao, như khách sạn một sao bình quân 15 USD/phòng hai giường đôi và giá một bữa ăn bình quân cho một du khách là 4 USD với sáu món ăn, vì giá điện cao và phần lớn hàng hóa ở nước này đều nhập khẩu.

Du lịch làng nổi ở Campuchia

Kampong Phluk bao gồm ba ngôi làng nhỏ, đều được xây dựng nổi trên mặt nước. Cụm làng này nằm cách Siem Reap khoảng 16 km, là một trong những địa điểm du lịch thú vị ở Campuchia.

Những ngôi nhà ở Kampong Phluk được xây dựng cách lòng sông khoảng 6-10m để tránh mùa nước nổi ở vùng Biển Hồ, Campuchia. Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt, chài lưới và kiếm thêm thu nhập nhờ du lịch. Xung quanh làng là những khu rừng đước, rừng chàm, cây cối mọc san sát trong nước. Du khách có thể đi thăm Kampong Phluk bằng thuyền nhỏ, chi phí cho mỗi du khách đi thuyền trong 2 tiếng đồng hồ là khoảng 6 USD tới 8 USD. Mời các bạn du lịch tới làng nổi Campuchia qua những bức ảnh đăng trên trang Amazing:


Những ngôi nhà được dựng san sát nhau ở Kampong Phluk - Campuchia


Mùa khô, nước rút khiến nhiều ngôi nhà xây ở phần đất cao trở nên bình thường như bao ngôi nhà khác ở Kampong Phluk - Campuchia


Mùa mưa, nước lên, những ngôi nhà của người dân Kompong Phluk nổi hẳn trên sông


Phương tiện di chuyển ở Kampong Phluk - Campuchia chủ yếu ở làng nổi là những chiếc ghe, thuyền và ca nô.


Những đứa trẻ ở làng nổi chơi đùa trên sông nước ở Kampong Phluk - Campuchia


Xung quanh làng là những khu rừng cây ngập nước.


Khách du lịch, đặc biệt là du khách phương Tây thích đi thuyền qua rừng đước, rừng chàm...


Người dân nơi đây sống nhờ một phần vào du lịch.


Một ngôi nhà ở làng nổi Kompong Phluk - Campuchia


Khung cảnh sông nước mênh mông ở Kompong Phluk

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Khám phá xưởng thợ bạc khi tới du lịch Campuchia

Công việc của thợ bạc đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ 11 khi các thợ thủ công đã đạt đến sự hoàn hảo. Hộ thảo được hỗ trợ bởi cung điện Hoàng gia và Trường Mỹ thuật cũng phát triển rực rỡ từ thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Ngày nay thợ thủ công ven sông chiếm ưu thế ở huyện Kampong Luong, tỉnh Kandal. Họ sử dụng bạc nhập khẩu từ Lào và Trung Quốc. Nó khác nhau ở độ tinh khiết từ 70-92%. Thợ thủ công sản xuất các đối tượng như hình ảnh, lọ của Đức Phật, đũa, đồ trang sức, dao, dĩa, và dây chuyền mắt cá nhân nhỏ" Chang Krang Cheung" cho trẻ sơ sinh.



Một hộp trầu với các họa tiết động vật như thỏ, vịt, mèo, hươu và trái cây phổ biến nhất. làm việc đồ nữ trang, trang trí công phu theo phong cách truyền thống khmer. Bạc hiệnđại có thể được tìm thấy trong các chợ và các cửa hàng ở Phnom Penh.

Tìm hiểu về loài rùa hoàng gia Campuchia

Batagur affinis là một loài rùa nước ngọt sống tại khu vực rừng ngập mặn ven sông ở Campuchia, Thái Lan, Malaysia và vùng Sumatra (Indonesia).

Loài rùa này không chỉ có giá trị bảo tồn mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa rất đặc biệt với người dân Campuchia với tên gọi "Rùa Hoàng gia" bởi chúng từ lâu đã được Quốc vương Campuchia tuyên bố là tài sản của Hoàng gia và nghiêm cấm tuyệt đối các hành vi săn bắt.



Batagur affinis là một loài rùa từng có số lượng quần thể rất lớn nhưng trước tình trạng bị đánh bắt lấy trứng và thịt quá mức, đến nay chỉ còn một số lượng rất nhỏ còn sống trong tự nhiên. Thậm chí, rùa Batagur còn được coi là đã biến mất hoàn toàn tại Campuchia cho đến năm 2000, khi người ta phát hiện một quần thể nhỏ ở lưu vực sông Sre Ambel, khu bờ biển phía Nam.

Một dự án bảo vệ loài rùa này đã được triển khai, với đội tuần tra canh gác quanh lưu vực sông Sre Ambel, tại các bãi cát nơi rùa có thể đẻ trứng, đồng thời một trung tâm nhân giống và ấp trứng cũng được thành lập. Đến nay ước tính tại Campuchia chỉ còn khoảng 10 con rùa cái Batagur trong thời kỳ sinh sản.

Ở Malaysia, các con sông của Kedah, Perak và Terengganu là căn cứ chính làm tổ, nhưng số lượng rùa ngày càng ít bất chấp những nỗ lực bảo tồn thực hiện bởi Cục Động vật hoang dã Malaysia trong hơn 20 năm.

Những con người Việt trên đất Campuchia

Cầu Chba Om Pau nằm bên bờ sông Bassac (một nhánh của sông Mê Kông) ở Phnom Penh còn có tên gọi là cầu Sài Gòn nhằm kỉ niệm việc Quân tình nguyện Việt Nam đã tham gia giải phóng Campuchia trong những năm thuộc thập niên 80. Đây là khu vực tập trung đông đảo đồng bào người Việt sinh sống ở quận ngoại thành Miengchay. Hai bên bờ sông là những xóm nhà lá của Việt kiều lúp xúp, chen chúc nhau ăn lan ra bờ sông. Đằng sau cái đói, cái nghèo là cả những nỗi niềm và sự ấm áp tình người của những đứa con xa xứ.

Những câu chuyện nhỏ ở trường Tiểu học Tân Tiến

Bắt xe ôm chạy từ khu chợ Ôrưxây - nơi đặt trụ sở hội người Campuchia gốc Việt tại đô thành Phnom Penh, đến khu vực cầu Sài Gòn hết chừng 7 cây số. Đi hết cầu là rẽ vào con đường đất quanh co, gập ghềnh, bụi tung trắng xoá. Đúng hẹn, ông Vũ Văn Mười - người phụ trách khu vực đón tôi ở trường Tân Tiến để tránh "lạc” bởi khu dân cư ở đây đánh số khá phức tạp.



Cơn mưa PhnomPênh ào ạt đổ xuống trên nền đất khô cong, những em nhỏ nói tiếng Việt đang chơi gần đó cũng phải chạy vào trú mưa cùng tôi trong một mái hiên chếch ra phía ngoài cổng trường học. Hỏi ra mới biết cha mẹ các em đều là người gốc Việt hoặc người Việt sang đây làm ăn sinh sống. Mỗi em một gia cảnh khác nhau, cậu bé nhỏ tuổi nhất đứng cạnh tôi tên Nghé, mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống cùng bà nội năm nay đã ngoài 60 tuổi. Em đang học lớp 2 trường Tân Tiến, có một anh trai cùng mẹ khác cha lớn hơn 2 tuổi cũng đang sống với bà. Người bà cặm cụi nuôi các cháu bằng những đồng tiền gom góp lượm ve chai sống qua ngày. Một cậu bé khác, khá nhỏ con và còi cọc, bị các bạn chỉ vào "tố”: "Ba mẹ nó mượn tiền của người ta không trả được phải trốn về Việt Nam. Giờ nó phải sống với cô bác”. Cậu bé nghe bạn "tố”, ngại ngùng lỉnh mất… Những câu chuyện vô tư của các em khiến tôi chạnh lòng. Những người Việt xa xứ, nghèo đói cứ đeo bám như một nỗi buồn day dứt.

Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông Mười nằm trên con đường đất phía sau trường Tiểu học Tân Tiến chừng một cây số. Căn nhà nhỏ còn nguyên mùi vôi ve mới cất trông có vẻ "tươm” hơn những ngôi nhà bên cạnh. Ngoài hiên là những lu nước lớn xếp cạnh nhau, hỏi ra mới biết là nơi dự trữ nước cho cả xóm. Thấy nhà có khách, những người hàng xóm xung quanh cũng với ra chào.

Ông Mười vốn người Ninh Thuận, có nghề thợ điện từ trong quê nhưng về sau, do kinh tế khó khăn phải đi bôn ba khắp nơi. Đầu những năm 70, ông "dạt” về khu vực An Giang làm nghề câu lưới rồi gặp gia đình bà Hà Thị E. Cái duyên của những người nghèo kết lại với nhau từ tình thương rồi cứ thế hàng chục năm trời cùng nhau đi qua gian khó.

Bà E là người Campuchia gốc Việt, đầu 1970, do nạn diệt chủng Khơme Đỏ, gia đình bà phải chạy về khu vực xã Phú Long, Phú Tân, An Giang, sinh sống bằng nghề bán đá bào. Ở Campuchia về nước rồi lại sống giáp khu vực biên giới nhiều năm, cha mẹ bà E sớm tham gia cách mạng, nuôi giấu cán bộ trong nhà. Cha bà là ông Hà Văn Điện một tay đào hầm, chặt tre về làm nơi ẩn náu cho anh em. Trong nhiều năm, căn hầm nhà bà đã chứa hàng chục cán bộ cách mạng ẩn náu.

Lấy nhau xong, vợ chồng ông bà chuyên chú làm ăn, đến đầu thập niên 90, tình hình ổn định hơn, vợ chồng lại kéo nhau sang Campuchia làm ăn. Bà làm nghề ép ve chai, đội cá thuê, ông làm phụ hồ, chạy xe ôm kiếm sống. Sống nơi đất người, ông nhận thấy bản thân mình và những người đồng hương không chỉ gặp khó khăn về kinh tế mà còn nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý mỗi khi cần thiết. Năm 1988, ông Mười bắt đầu tham gia vào công tác hội người Việt. Kinh tế gia đình vẫn còn chật vật, lại thêm việc "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, cũng may bà E là người hiểu và rất thông cảm cho chồng. Ông nắm rõ tình hình bà con đến và đi, gia đình nào khó khăn nhất, gia đình nào đang gặp vấn đề gì, vận động các gia đình cho con cái đi học,... rồi lại lặn lội đi xin cứu trợ cho những gia đình khó nhất. "Bị chửi hoài à cô! Ai cũng nhận mình khó mà không chịu nhận có người khó hơn mình. Như nhà tui chẳng hạn, cũng thiếu ăn liên miên nhưng có bao giờ dám cho mình vào danh sách đâu. Có đồng nào chưa kịp dư ra ông ấy cũng đã đem đi cho người ta hết. Mua được cái Honda để chạy, ông ấy cũng đi suốt xóm này sang xóm khác, tiền xăng tui cũng phải chi à” - bà E ngồi cạnh tâm sự.

Xóm bờ sông Sài Gòn có chừng 700 đến 800 hộ dân, phần lớn đều làm những nghề lao động tự do: đàn ông thì phụ hồ, khuân vác, bốc xếp, làm thuê; phụ nữ thì buôn bán lặt vặt, đi nhặt ve chai, phế liệu, làm phục vụ nhà hàng,… mỗi ngày trung bình một lao động cũng có thể kiếm được chừng 10 ria, chỉ đủ chi trả cho các khoản ăn uống, sinh hoạt trong gia đình. Một phần bà con đã sinh sống ở đây nhiều đời, phần khác nghe nói sang đây làm ăn khá thuận lợi. Việc sinh sống "dễ” nhưng không hợp pháp. Ngoài việc không có bất cứ một loại giấy tờ tùy thân nào, các quyền lợi công dân không được đảm bảo, chỗ ở cũng là một vấn đề nhức nhối với bà con nghèo người Việt. Đất ở khu vực bờ sông đều là do bà con thuê lại của người Campuchia với giá rẻ, cất tạm bợ. Năm 1984, ở đây đã từng xảy ra vụ cháy lớn, bà con được chính quyền hỗ trợ di chuyển đến một vùng khác nhưng chỉ được một thời gian, không làm ăn được bà con lại bán đất chuyển về nơi cũ. Những căn nhà lúp xúp lại dựng lên trên nền đất cháy. Sau nhiều lần vận động, truy quét, chính quyền địa phương đã nhất trí "giao hẹn” với bà con về việc "mượn đất”, khi chính quyền yêu cầu phải lập tức trả lại.

Xóm bờ sông Sài Gòn ở Campuchia với những ngôi nhà tạm bợ, những đứa trẻ nheo nhóc nhưng tình người thì lại luôn ấm áp. Nghèo thì nghèo quanh năm nhưng không một ai bị đẩy vào bước đường cùng. Sự hoạt động nỗ lực của hội người Việt trong suốt nhiều năm qua cũng là một điểm sáng đáng kể nhằm cải tạo cuộc sống của bà con.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Rợn người với đặc sản nhện đen chiên giòn khi du lịch Campuchia

Thị xã Skuon, cách thủ đô Pnom Penh khoảng 1 tiếng đi xe, là nơi có khu chợ bán côn trùng này. Đập vào mắt khách là những thau, xô nhựa trong đó bò lổm ngổm đủ loại côn trùng: nhện, bò cạp, thằn lằn, dế mọi, cà cuống…
 Cạnh đó là những chảo mỡ và những thau nhôm chất đầy côn trùng chế biến sẵn dậy mùi thơm hấp dẫn, trong đó ấn tượng nhất là những chú nhện đen chiên giòn.
Những con nhện này đều khá to, thân có màu đen, càng và thân đầy lông trông dễ sợ, to cỡ ngón chân cái người lớn, dài khoảng 7 cm. Cô bán hàng với nụ cười thân thiện cho biết, nhện đen (còn gọi là nhện nhảy), tiếng Campuchia là a-ping, sống ở dưới hang, nhiều nhất ở khu đồi Ro-Vey (ngoại ô Konpong Thom).
Nhện còn sống
Muốn bắt chúng người dân phải tốn khá nhiều công sức, và phải cẩn thận tránh bị chúng đốt, nếu không sẽ sưng và sốt cao trong nhiều ngày. Giá nhện đen tươi ở đây khoảng 400 ria một con (tương đương 5.000 đồng). Còn nhện đã chiên khoảng 10.000 đồng. Khi chế biến lên nhện không còn độc nữa.
Nhện đen có 2 cách chế biến: Ngâm rượu và chiên giòn. Cánh đàn ông muốn có một keo thuốc rượu “đại bổ” chữa trị các chứng: đau lưng, nhức mỏi, thấp khớp, hay “yếu sinh lý”, thường tìm mua khoảng 30 con nhện đen tươi đem về rửa sạch sấy khô, ngâm khoảng 3 lít rượu trong khoảng 3 tháng đem ra dùng là được.
Khách du lịch đến đây thì thích ăn ngay tại chỗ món nhện đen chiên giòn. Làm món này rất dễ và nhanh. Nhện đen nguyên con rửa sạch, để ráo. Phi mỡ (dầu) tỏi, tiêu xay, cùng các gia vị khác cho thơm rồi cho nhện đen vào chảo chiên cho đến khi nhện chín giòn phần bên ngoài, còn hơi ướt phần giữa thân thì vớt ra thau. Phần lưng nhện là phần tinh hoa nhất, để khô sẽ mất ngon.
Cũng giống sở thích của người Việt, chiều hay tối lúc rảnh rỗi, người Campuchia lẫn Việt kiều ở đây đều có thói quen đi uống bia Angkor hoặc rượu trắng với côn trùng (nhện, bò cạp, dế...). Cầm một con nhện đen chiên giòn còn nóng hổi cho vào miệng nhai, lúc đầu cảm thấy sợ sợ, nhưng vị béo ngọt, thơm của đầu, thân hòa lẫn cùng vị béo của toàn bộ ruột cứ lan dần, lan dần… ngấm vào vị giác, tạo nên sức hấp dẫn tuyệt vời khó cưỡng.
Theo những người bán côn trùng nơi đây, nghề này giúp họ sống được. Mỗi ngày, một cửa hàng tiêu thụ nhiều loại côn trùng khác nhau (tươi sống lẫn chế biến), riêng nhện đen có thể bán đến cả nghìn con.

Khách Việt Nam đến du lịch Campuchia nhiều nhất năm 2012

Chín tháng đầu năm 2012, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí quán quân về về lượng du khách tới thăm Campuchia với khoảng 579 nghìn lượt người, trong tổng số 2,57 triệu lượt du khách nước ngoài đến với nước này.

Theo số liệu của Bộ Du lịch Campuchia, 3 quý đầu năm nay, xứ sở Chùa Tháp đón hơn 2,57 triệu lượt du khách quốc tế ( tăng 24,6% so với cùng kỳ), trong đó khoảng 1,84 triệu du khách châu Á- Thái Bình Dương; 425 nghìn du khách châu Âu và khoảng 174 nghìn du khách đến từ châu Mỹ.


Royal Palace địa điểm tham quan nổi tiếng tại Phnom Penh

Chín tháng đầu năm nay, 57% số du khách quốc tế (khoảng 1,4 triệu người) đến Campuchia đã tới tham quan quần thể đền cổ Angkor ở thành phố Siem Riep.

Cùng thời gian này, Thủ đô Phnom Penh đón hơn 1 triệu khách quốc tế, tăng 12% so với cùng kỳ. Lượng du khách nước ngoài đến với các khu du lịch biển Campuchia cũng tăng khoảng 50% và đặc biệt khu đền thờ cổ Preah Vihear, giáp biên giới Thái Lan đón lượng du khách nước ngoài tăng 77% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bộ Du lịch Campuchia, Hàn Quốc là quốc gia xếp thứ 2, sau Việt Nam về lượng người đến du lịch tại Campuchia với khoảng 306 nghìn lượt.

Trung Quốc xếp thứ 3 với 234 nghìn người và tiếp sau đó là các quốc gia Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…

Campuchia tiếp tục nỗ lực đưa chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng tốt hơn, đặc biệt trong năm nay - năm Campuchia là chủ tịch ASEAN, để quảng bá hình ảnh tốt đẹp của đất nước ra bên ngoài.

Campuchia cũng sẽ mở rộng các hoạt động xúc tiến du lịch ra các thị trường quốc tế, trong đó đặc biệt quan tâm tới các quốc gia ASEAN, nơi mà đã có tới khoảng 1,1 triệu lượt người đến với Campuchia trong 9 tháng đầu năm nay.

Ngành du lịch Campuchia là một trong những trụ cột của nền kinh tế nước này và luôn đạt mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong những năm gần đây. Năm 2011, du lịch Campuchia đạt doanh thu 2,5 tỷ USD và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản phẩm quốc nội

Tìm hiểu một số ngày lễ tết của Campuchia

Người Campuchia cũng giống như các quốc gia khác đều sử dụng Tây lịch. Tuy nhiên, trừ một số ngày lễ của người Khmer, họ sử dụng lịch Campuchia như: ngày tết của người Khmer, ngày lễ phật, ngày lễ cầu mùa hoàng cung, lễ cầu hồn và ngày hội nước là có sự thay đổi sớm hay muộn hơn so với lịch Tây.

Sự giao thoa về văn hóa và dân cư khiến cho một số ngày lễ của Campuchia có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc, tết Đoan Ngọ, v.v. cũng được phần lớn người dân đón nhận với tinh thần tương tự như là ngày lễ chính thức theo quy định.



Những ngày nghỉ theo quy định tại Campuchia:

Ngày 01 tháng 01 hàng năm: ngày tết quốc tế

Ngày 07 tháng 01 hàng năm: ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.

Ngày 30 tháng 01 năm 2010: lễ Meak Bochea của Phật giáo

Ngày 08 tháng 3 hàng năm: ngày quốc tế phụ nữ

Ngày 14, 15, 16 tháng 4 năm 2010: ngày tết của người Khmer/Lào/Thái/Myanmar

Ngày 28 tháng 4 năm 2010: lễ Vesak Bochea của Phật giáo

Ngày 01 tháng 5 hàng năm: ngày quốc tế lao động

Ngày 02 tháng 5 năm 2010: lễ cầu mùa (Lễ nhập điền) của hoàng gia

Ngày 13, 14, 15 tháng 5 hàng năm: lễ sinh nhật nhà vua Sihamoni

Ngày 18 tháng 6 hàng năm: ngày sinh nhật Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk

Ngày 24 tháng 9 hàng năm: ngày hiến pháp quốc gia

Ngày 07, 08, 09 tháng 10 năm 2010: lễ báo hiếu tổ tiên (giống như Thanh Minh của Việt Nam)

Ngày 29 tháng 10 hàng năm: ngày nhà vua đăng quang

Ngày 31 tháng 10 hàng năm: ngày sinh nhật thượng hoàng Sihanouk

Ngày 09 tháng 11 hàng năm: ngày Quốc khánh

Ngày 20, 21, 22 tháng 11 năm 2010: lễ hội rước nước, đua thuyền

Ngày 10 tháng 12 hàng năm: ngày lễ nhân quyền quốc tế

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Khám phá thành phố Battambang khi du lịch Campuchia

Là thành phố lớn thứ hai nằm cách Thủ đô Phnompenh 293 km về phía Tây Bắc. Đây là thành phố đẹp nằm bên bờ sông, còn giữ được nhiều nét cổ kính của kiến trúc Pháp xa xưa, đến thành phố này du khách sẽ được đắm chìm vào cảnh đẹp và thơ mộng bên sông cùng với hồ Tonlesap (biển Hồ) nổi tiếng của Campuchia.
Nằm bên bờ sông Sangker và về phía Tây Nam của Biển Hồ, thị xã Battambang nằm ở trung tâm “vựa lúa” của Cambodia. Mặc dù là tỉnh lị lớn thứ hai của Cambodia nhưng Battambang vẫn giữ được bầu không khí của làng quê và chưa bị ảnh hưởng bởi khách du lịch. Hầu hết các công trình kiến trúc tại đây mang phong cách thuộc địa Pháp và kiến trúc truyền thống của Cambodia. Rất ít nhà cửa cao quá 3 tầng, xe hơi và xe ngựa cùng đồng hành trên các con phố. Không giống như các thị xã du lịch, nền kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào lúa gạo, khai thác gỗ, đá sapphire, hoa màu - phản ánh đặc tính của thị xã này.
Cambodia-Battambang-French
Khi bạn rời Battambang bằng đường bộ, phong cảnh nhanh chóng hiện ra trước mắt là những ngôi làng nhỏ, đồng lúa, nông trại, mang lại cho du khách cơ hội tuyệt vời để thưởng ngoạn làng quê Cambodia chưa bị ô nhiễm. Vùng quê lân cận là những ngôi chùa cổ kính, những di tích của thời kỳ Angkor, hang động, thác nước, và thậm chí là các cánh đồng chết trong thời kỳ Khmer Đỏ. Battambang có nghĩa là “Mất gậy thần” – liên quan tới một truyền thuyết về cây gậy thần kỳ do một vị vua Khmer sử dụng để nắm giữ và duy trì quyền lực tại vùng Battambang.
Cambodia-Battambang-Tonle-Sap
Các điểm tham quan sau đây chỉ là một phần trong tất cả các điểm đến ở Battambang. Nên mua cuốn sách hướng dẫn Ray Zepp’s Around Battambang nếu muốn nghiên cứu kỹ hơn. Cuốn sách này dày 100 trang, có rất nhiều thông tin về các ngôi chùa, các thắng cảnh, giá 5USD bán tại các khách sạn, nhà hàng.
         
Tàu mảng tre là một loại phương tiện sáng tạo và độc nhất vô nhị của người dân địa phương. Nó là một mảng tre nhỏ 2,5m x 4m gắn động cơ mô tô và 4 bánh xe lửa. Tàu mảng tre có thể sử dụng đường ray sẵn có của đường sắt Cambodia để di chuyển từ Battambang về Phnom Penh. Khi gặp một tàu mảng tre hoặc tàu lửa ngược chiều, hành khách sẽ phải xuống tàu và cùng chủ tàu nhấc tàu ra khỏi đường ray để nhường đường cho tàu đi ngược chiều. Khi đến các vùng nông thôn hãy hỏi tài xế của bản địa để họ chỉ đường tới các đường xe lửa và chờ xem tàu mảng tre.
Cambodia-Battambang-Bamboo

Các làng quê bên ngoài Battambang là một trong những điểm lựa chọn ghi hình của đài truyền hình National Graphic, chỉ cách thị xã khoảng vài km. Khu vực này có rất nhiều ngôi làng nhỏ, nhà sàn, và những cánh đồng lúa trải dài đến tận chân trời. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều khung cảnh này trên đường tới các điểm tham quan. Cũng có thể ghé thăm và thử một vài sản phẩm của địa phương như bánh tráng, mỳ, cá khô, tuy nhiên nên đề phòng những sản phẩm bị mốc và bốc mùi. Các con đường thường làm bằng đất và nhiều bụi bẩn. Nên đội mũ và quàng khăn Krama để bảo vệ mũi và miệng.

Ek Phnom
Phnom Banan2
Là một phế tích thời kỳ Angkor thế kỷ 11, mang phong cách Hindu, được xây dựng dưới thời vua Suryavaman I. Các ngọn tháp được xây dựng trên một sân lớn với một vài bức phù điều chạm khắc đá còn khá đẹp. Chùa Ek Phnom là một ngôi chùa mới xây kế bên khu phế tích. Đường từ Battambang đến Ek Phnom sẽ đi qua một vài ngôi làng rất đẹp.

Phnom Banan
Phnom Banan
Là một ngôi đền trên đỉnh núi xây dựng từ thời kỳ Angkor thế kỷ 11, bao gồm 5 ngọn tháp, quang cảnh rất đẹp và không khí thanh bình. Bạn nên kết hợp tham quan động L’Ang But Meas và ngôi chùa 150 tuổi nằm ngay chân núi.
Phnom Sampeou
Phnom Sampeou
Chùa Sampeou nằm trên đỉnh núi với các bậc thang dẫn lên. Có khá nhiều các hang động tại đây, dưới thời Khmer Đỏ được sử dụng như những địa điểm để hành quyết, hiện vẫn còn các mảnh xương sót lại của các nạn nhân. Ngôi chùa thì không có gì đặc biệt nhưng cảnh quang xung quanh thì rất đẹp. Nhớ hỏi thăm các nhà sư về truyền thuyết Neang Rumsay Sok.

Du lịch campuchia năm 2012 tăng trưởng mạnh

Du lịch vốn là một trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn của Campuchia. Trong năm 2012, quốc gia Đông Nam Á này đã đón khoảng 3,5 triệu lượt khách nước ngoài, tăng 25% so với năm trước đó, và doanh thu ước tính đạt 2 tỷ USD. Campuchia dự kiến trong năm nay ngành công nghiệp không khói này sẽ thu hút khoảng 4 triệu lượt khách.
Campuchia nổi tiếng là một đất nước của du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, trong đó nổi bật nhất là hai di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là kỳ quan thế giới Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap và Đền Preah Vihear ở khu vực giáp biên giới với Thái Lan.

Ngoài ra, Campuchia còn có bờ biển dài 450km với những bãi biển hoang sơ chạy dọc qua các tỉnh Koh Kong, Preah Sihanouk, Kampot và Kep.
royal palace
Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thong Khon cho biết bộ sẽ phát động chiến dịch "Mỗi du khách một cây xanh" vào tháng tới nhằm thúc đẩy du lịch xanh và bảo vệ môi trường.

Phát biểu tại cuộc hội thảo tư vấn về phát triển cơ cấu hỗ trợ chiến dịch, ông Khon cho biết chiến dịch trên sẽ chính thức được triển khai từ ngày 27/2 tới trong khuôn khổ chiến dịch làm sạch các thành phố ở Campuchia.

Chiến dịch trồng cây này sẽ trở thành một sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách và sẽ mang đến một kỷ niệm đẹp cho những du khách nước ngoài tới Campuchia.

Theo Bộ trưởng Khon, chiến dịch này có thể là một thỏi nam châm thu hút du khách trở lại Campuchia để thăm các di tích, danh lam thắng cảnh và đặc biệt hơn cả là "thăm" những cây xanh do chính tay họ trồng.

Bên cạnh đó, mục tiêu của chiến dịch "Mỗi du khách một cây xanh" cũng nhằm khuyến khích khách du lịch chung tay bảo vệ môi trường, giảm các nguy cơ biến đối khí hậu, Trái Đất ấm lên và các thảm họa thiên nhiên khác.

Hư ảo du lịch Campuchia

Cổ thành hoang phế hấp dẫn du khách năm châu; hoàng cung thâm nghiêm không ngăn những bác xích lô nằm chèo queo trước cổng; vạn hộ dân chài quanh hồ Tonle Sap sống trôi nổi cạnh chuỗi casino níu khách đốt tiền bằng những ngón nghề mê hoặc...
Điệp trùng tháp Bayon. Ảnh: H.T.N
Điệp trùng tháp Bayon. Ảnh: H.T.N.
Siêm Riệp - Ngày và đêm
Điểm hút du khách bậc nhất Campuchia (CPC), là cổ thành Angkor được xây dựng hoàn toàn bằng đá từng bị rừng già phủ kín nhiều thế kỷ, nay thuộc thành phố Siêm Riệp cách thủ đô Phnom Penh 240 km về phía Bắc.
Trên diện tích gần 40km2, tầng tầng lớp lớp kiến trúc bằng đá chỉ còn là phế tích, nhưng quy mô đồ sộ, nghệ thuật xây dựng và điêu khắc tuyệt mỹ vẫn khiến hậu thế choáng ngợp.
Trong đó, cụm đền Angkor Wat 5 ngọn đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho đất nước Chùa Tháp. Quần thể Angkor Thom quyến rũ bởi vóc dáng uy nghi, kỳ vĩ.
Tháp Bayon 54 đỉnh phảng phất nét cười bí ẩn trên các mặt thần Avalokitesvara nhìn ra bốn hướng. Đường nét chạm trổ trên vách đền sa thạch Banteay Srei, Phnom Bakheng qua nghìn năm vẫn sắc sảo lạ lùng.
Nhưng, vượt trên mọi nỗ lực phi thường của con người, nhiều bộ rễ cây khổng lồ nghìn năm tuổi vẫn điềm nhiên bao trùm đỉnh tháp, xô đổ tường thành và len lách nứt vỡ tận ruột đền Ta Prohm…
Siêm Riệp một triệu dân về đêm huyên náo với cả vạn du khách. Xe cộ dừng ở vòng ngoài nhường lối cho người đi bộ. Tiểu thương CPC linh hoạt hội nhập, ríu rít mời chào bằng tiếng Pháp, tiếng Anh. Nếu bất đồng ngôn ngữ, lập tức chiếc máy tính nhỏ chìa ra tùy du khách mặc cả cộng trừ.
Đại gia và casino
Vòm trời nhân tạo của casino NagaWorld. Ảnh: H.T.N
Vòm trời nhân tạo của casino NagaWorld. Ảnh: H.T.N.
 
Phnom Penh xanh rờn những khu phố sang trọng của đại gia, tướng lĩnh. Theo lời kể của thổ dân ma xó, cơn sốt đất đai đô thị vài năm trở lại đây đã đem lại sự giàu có cho tầng lớp đặc quyền hoặc may mắn, thức thời.
Trên phân nửa lượng xe cộ tấp nập trên đường không cần gắn biển số. Đa số bác tài không có bằng lái xe. Và trên khắp các nẻo đường CPC chẳng hề thấy bóng cảnh sát giao thông.
Nhiều ôtô nhập khẩu giá chỉ đôi ba nghìn USD, giá tương đương chiếc xe máy mới, bằng thủ thuật cưa cắt, đập móp vài nhát để được tính theo giá nhập phế liệu. Xong thuế má, từng mảnh xe lại vào gara kết nối gò hàn, sơn phết hoàn chỉnh. Chủ trương đổi đất lấy hạ tầng ở CPC được nhiều nhà đầu tư ngoại quốc sốt sắng hưởng ứng vì trước hết, trên đất là rừng. Riêng lợi nhuận khai hoang đã đủ rủng rỉnh ăn chơi.
Chỗ tiêu tiền nhanh nhất, ngoài chợ kim hoàn lóng lánh, là casino. Cuối năm 2012, khoảng 30 casino nằm dọc dài theo biên giới CPC đã nộp cho Chính phủ vài chục triệu USD thuế phí, lấy từ túi tiền các chủ rừng, chủ đất và dân cờ bạc các nước láng giềng.
Chúng tôi đến NagaWorld, casino lớn nhất CPC thu lợi hàng trăm triệu USD/năm, tọa lạc giữa Phnom Penh với 720 phòng 5 sao, điều hành bởi tập đoàn NagaCorp có tên trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Tầng trệt là những sòng bạc nhỏ chơi bạc nghìn USD trở xuống, tiền vạn, tiền triệu thì lên tầng trên.
Tổng cộng 161 sòng kèm gian ăn uống miễn phí, ca nhạc, thư giãn. Dù ở tầng nào, khách chơi nếu không nhìn đồng hồ đều khó biết ngoài kia là đêm hay ngày, bởi giữa bốn bức tường cao vút của NagaWorld là vòm trời nhân tạo dịu mát, xóa nhòa khái niệm thời gian…
Chẳng bao lâu nữa, casino khủng hơn hẳn NagaWorld là Thansur Bokor sẽ đi vào hoạt động, tọa lạc trên diện tích 5 km2 cách Phnom Penh hơn trăm cây số, gần sân bay quốc tế Sihanoukville, dự kiến có cả cáp treo ngắm cảnh kèm sân golf lớn.
Hoàng cung trầm mặc
Từ xa, những đỉnh tháp dát vàng tráng lệ san sát của Hoàng cung CPC nổi bật trên nền trời. Hướng dẫn viên Chaeng Mony thành kính kể: Cựu hoàng Sihanouk nhân từ khi trở lại ngôi vua không những miễn lệ dân lạy vua, mà còn chủ động bái chào dân chúng mỗi khi ra đường.
Quốc vương Sihamoni sống độc thân, ngại cảnh phải dạo phố trên chiếc ngai vàng to nặng nhiều lính khiêng, học sinh, công chức nhất loạt ngưng học nghỉ làm để cờ hoa chúc tụng nên ngài càng hiếm khi lộ diện, chỉ lặng lẽ làm việc và đọc sách trong thư phòng.
CPC lâu nay bỏ hẳn thuế nông nghiệp, vua chỉ là điểm tựa cho dân chúng về tinh thần. Mấy năm trở lại đây, Hoàng cung phải mở cửa bán vé cho du khách tham quan để có nguồn thu làm từ thiện.
Lối vào Hoàng cung, hai cây Sala cổ thụ trổ đầy hoa, rụng thành lớp thảm hồng rực dưới tượng Phật từ bi. Sân thượng uyển xum xuê hoa trái, bao quanh chùa vàng, chùa bạc trưng bày, cất giữ hàng nghìn bảo vật quốc gia, trong đó có những tượng Phật cẩn nhiều viên kim cương cỡ lớn, mỗi viên trị giá hàng triệu USD, du khách chỉ ngắm chứ không được sờ mó, quay phim chụp ảnh.
Nhiều vật dụng tái hiện sinh hoạt Hoàng gia, gợi nhớ số phận thăng trầm, long đong của cựu vương đa tài Sihanouk và cuộc tình gắn bó thủy chung tới cuối đời của ông với Hoàng hậu Monineath Sihanouk, bà vợ thứ sáu xinh đẹp gốc Ý, hiền mẫu của tân vương Sihamoni.
Dưới vòm trời hư ảo, hàng triệu tín đồ thành tâm sống đời đạm bạc để cúng dường của cải xây lên vô số đền chùa lộng lẫy, hy vọng sẽ an nhàn cực lạc khi về thế giới bên kia...

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Angkor đỉnh cao cảm xúc của du lịch Campuchia

Ta quỳ xuống bậc thềm xưa đá vỡ 
Những dấu huyền hư huyễn thuở vàng son 
(Nguyễn Khắc Phục)

Lê Bích
Một trong những ấn tượng khó quên nhất trong chuyến đi Campuchia của mình đó là lần đầu tiên được nhìn thấy Angkor Wat. Do được thiết kế lịch trình để chụp ảnh nên cả đoàn đến nơi vào 4 giờ chiều, đó là lúc ánh sáng rất đẹp.
Mình nhớ đã choáng ngợp khi nhìn thấy cổng đền Angkor từ xa, ngôi đền nổi bật trước hồ nước trong xanh với những hàng cây cổ thụ hàng trăm tuổi soi bóng. Nhưng vệt nắng vàng tươi bao trùm lên mái những ngôi đền cổ tạo nên một không gian cổ tích.
Chả có ngôn từ nào có thể diễn tả hết sự tuyệt diệu của Angkor Wat, mình đã ngồi bên hồ nước trong xanh để ngắm thật lâu, thật lâu. Thời gian như ngừng trôi, hình ảnh về một vương quốc huyền thoại cứ hiện lên trong trí tưởng tượng của mình, chỉ mong cho ánh nắng chiều đừng tắt đi để mình có thể chìm đắm trong không gian tuyệt vời này được lâu hơn.
Sáng hôm sau 4 giờ, cả đoàn lại ra trước Angkor Wat chụp cảnh bình minh, mình đã hồi hộp chờ cho đến khi mặt trời lên. Và rồi mặt trời hiện lên sau 3 ngọn tháp những tia nắng mai mềm mại toả xuống, bóng ngôi tháp in lên mặt hồ lung linh tạo nên một bức tranh trác tuyệt làm say mê lòng người.
Do qua ấn tượng nên vào buổi chiều, khi Longpt rủ mình lên khinh khí cầu để nhìn Angkor từ trên cao nên mình đã đi ngay. Mất 15 USD/người để được chiêm ngưỡng toàn cảnh Angkor Wat từ trên cao trong 15 phút quả cũng khá thú vị, mình có cảm giác như được bay bổng trong thế giới huyền thoại... Thật tuyệt vời khi những khoảnh khắc đáng nhớ này đều được mình lưu lại bằng ảnh.
Xin chia sẻ cùng các bạn của tôi!
Sẽ nhớ mãi Angkor!
Behind the scene