Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Bất ngờ du lịch Campuchia



Trước khi đến đất nước của những khu đền Angkor huyền thoại, chúng tôi đã được nghe nhiều lời “hù dọa” từ một số người bạn (có những người chưa đặt chân đến Campuchia bao giờ!) đại loại: đừng đi chơi ban đêm, coi chừng bị “bắn” chết …

Nhưng không bàn đến những vấn đề trên, sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến những điều bất ngờ khi đến đất nước có nền văn hoá đặc biệt ấn tượng này.
Tour Campuchia

1. Khả năng nói tiếng Anh của người dân Campuchia sẽ làm bạn bất ngờ. Bạn sẽ không phải sợ khi lạc đường hay trao đổi với bất cứ ai bạn gặp. Thắc mắc gì cứ việc hỏi, vì từ người dân nước này biết nói ngoại ngữ từ rất sớm (tất nhiên đa phần là nói “bồi”). Tiếng Anh và tiếng Pháp được coi là “ngôn ngữ thứ 2”.

2. Không có bóng dáng của taxi. Bạn không thể kiếm taxi, ngay cả khu đông khách nước ngoài nhất tại Sieam Reap. Phương tiện đi lại là tuk tuk (khác với tuk tuk Thái Lan, ở Campuchia tuk tuk được coi là “lai” giữa xe ba gác và xích lô của VN) và xe ôm. Giá tuk tuk trung bình là từ 1 đến 1.5 USD cho một lần chuyên chở (4 người/xe).

3. Thót tim khi đi qua phà. Nhìn hoạt động của phà nói chung bình thường, tuy nhiên, tất cả hành khách trong xe tải, xe bus, người ngồi kín trên…nóc xe,…không một ai ra khỏi xe khi xuống phà. Điều này khiến nhiều du khách thấp thỏm.

Chúng tôi khuyên bạn yêu cầu tài xế mở cửa xe và bước xuống phà, ra đầu phà ngóng gió vừa không nguy hiểm, vừa…mát rượi. Các xe khách nhét kín người như ta thường thấy tại Ấn Độ mà không hề thấy cảnh sát giao thông…thắc mắc.

4. Nhện, châu chấu, dế, bọ cạp…được bày bán khá nhiều tại chợ và bến xe (những món này đã được rang sẵn). Người dân ở đây rất khoái những món này và quảng cáo rằng chúng rất bổ dưỡng (mặc dù nhìn món nhện rất khiếp). Bạn có thể thử, nhưng không ai đảm bảo vấn đề vệ sinh cho bạn. Còn nữa, chuối nướng cũng được bán nhiều, ổi cũng vậy nhưng rất “nhỏ xíu anh thương” và…xanh lè!

5. Các hoạt động buôn bán và vui chơi bên dòng sông Tonlesap (khu phía trước Hoàng cung) thực sự “hoành tráng” và tấp nập hơn cả khu trung tâm Sài Gòn (không nói quá)! Có một số nơi thậm chí hiện lên một khu chợ, nơi chỉ để bán hàng quán với những chiếc…võng được mắc sát khít nhau cho khách ngồi (hay nằm đều được!).

6. Các tạp chí về du lịch được phát miễn phí tại các khách sạn và khu giải trí, mua sắm. Đặc biệt tạp chí định kỳ về Angkor của thành phố Sieam Reap. Bạn cứ xin càng nhiều loại càng tốt, đừng từ chối vì tất cả đều miễn phí, hình ảnh đẹp và hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Bạn sẽ tìm thấy mọi thông tin về những địa danh du lịch, thậm chí còn thuê được cả biệt thự với giá chỉ khoảng 500 USD/tháng. Ở Việt Nam bạn không thể tìm thấy tạp chí du lịch (mang tính quốc gia hay thành phố) nào miễn phí cho du khách (ngoại trừ các tờ bướm và catalog đơn giản)! Với dân số khoảng 13 triệu dân, thì lượng ấn phẩm tạp chí mà các hiệu sách bày bán cũng khiến bạn kinh ngạc!

7. Đúng là 9g tối thì ở Campuchia hầu như mọi hoạt động đều giảm nhịp đến tối đa. Các quán cà phê đóng cửa vào lúc 9g30 hoặc 10g tối là bình thường (chỉ một vài khu nhất định các quán cà phê dạng “đèn mờ” hay cho người xem đá bóng như ở ta là mở cửa đến 12g). Có các quán Bar chỉ dành riêng cho người bản xứ (có những du khách được rủ cũng..không dám vào chỉ vì “thần hồn nát thần tính! Không biết tại sao?!).

8. Các nhãn hàng hoá của Việt Nam tương đối nhiều. Bên đường chúng tôi thấy cả cửa hàng của NiNo Maxx, quán cà phê Trung Nguyên…Hàng hoá Việt có nhiều trong các cửa hiệu (như Mít sấy, khô bò, khô mực, khoai sấy, rượu nếp…). Thậm chí bạn thường xuyên mua được bánh mì kẹp thịt do chính người Việt bán. Các xe nước mía giống hệt tại VN.

9. Viện bảo tàng tuyệt đẹp. Không kể đến các khu đền Angkor nổi tiếng, các bảo tàng tại Campuchia được đầu tư hết sức công phu và đẹp mắt. Đồ vật được trưng bày rất thoáng và ấn tượng. Giá trung bình 3 USD/người.

10. Phần đông người dân biết diễn viên Angelina Jolie (vừa được công nhận là công dân Campuchia). Thậm chí quán cà phê The Red Piano còn có món cocktail mang tên Tom Raider với ảnh chụp của Angelina Jolie với chú thích - món mà Angelina Jolie là người đầu tiên thưởng thức tại đây. Đó cũng là lý do vì sao cường độ xuất hiện của Angelina Jolie trên tờ Cambodia Post rất thường xuyên.

11. Tiền tệ hơi bị “năng động”. Bạn có thể vừa trả tiền Ria, vừa trả bằng USD, và có thể sử dụng tiền Bath (Thái) mà không bị từ chối. Nếu giá phần ăn là 5.000 R, bạn có thể trả chủ quán 1 USD và 1.000 R.

12. Rất nhiều tình nguyện viên của các tổ chức phi chính phủ đang sống tại Campuchia. Nhiều người Nhật sống trong các khách sạn giá rẻ để hoạt động từ thiện. Bạn có thể gặp nhiều tình nguyện viên phương Tây phát các tờ rơi giới thiệu chương trình hòa nhạc hay triển lãm gây quỹ từ thiện, hay có thể xem hoà nhạc miễn phí.

13. Giờ làm việc hành chính của Campuchia là 7 tiếng/ngày (từ 7g30 đến 11g30 và từ 2g chiều đến 5g chiều)!

14. Nhà cửa vùng gần biên giới Việt-Campuchia không hề có số nhà (huống chi là xe máy!). Suốt các chặng đường thuộc vùng nông thôn nhà cửa rất giống nhau (kiểu nhà tựa nhà dân tộc thiểu số tại VN, thậm chí hầu như có một ao sen nhỏ trước nhà).

15. Chùa chiền rất nhiều và đẹp, kiến trúc giống nhau. Bên cạnh một ngôi chùa nguy nga là những dãy nhà lụp xụp là chuyện bình thường.

16. Dép đi trong khách sạn (may mắn hơn khi bạn đến Thái - khách sạn không hề có dép cho bạn đi) toàn bộ bị “tỉa, gọt” ngay đầu dép (không hiểu do tập tục hay do yêu cầu tránh “phạm húy” với đền Angkor). Nhà cửa tại Siem Reap cũng không được xây cao quá chiều cao đền Angkor.

17. Trên các xe Bus, bạn sẽ được xem tấu hài Campuchia (tuy không hiểu tiếng nhưng thấy rất giống kiểu tấu hài Sài Gòn!)

Chiến dịch "Mỗi du khách một cây xanh" du lịch Campuchia

Ngày 15/1, Bộ trưởng Du lịch Campuchia Thong Khon cho biết bộ sẽ phát động chiến dịch "Mỗi du khách một cây xanh" vào tháng tới nhằm thúc đẩy du lịch xanh và bảo vệ môi trường.
Hoàng Cung Campuchia tại Phnom Penh là một địa điểm được du khách nước ngoài ưa thích. (Ảnh: Xuân Khu/Vietnam+)

Phát biểu tại cuộc hội thảo tư vấn về phát triển cơ cấu hỗ trợ chiến dịch, ông Khon cho biết chiến dịch trên sẽ chính thức được triển khai từ ngày 27/2 tới trong khuôn khổ chiến dịch làm sạch các thành phố ở Campuchia. 

Chiến dịch trồng cây này sẽ trở thành một sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách và sẽ mang đến một kỷ niệm đẹp cho những du khách nước ngoài tới Campuchia. 

Theo Bộ trưởng Khon, chiến dịch này có thể là một thỏi nam châm thu hút du khách trở lại Campuchia để thăm các di tích, danh lam thắng cảnh và đặc biệt hơn cả là "thăm" những cây xanh do chính tay họ trồng.

Bên cạnh đó, mục tiêu của chiến dịch "Mỗi du khách một cây xanh" cũng nhằm khuyến khích khách du lịch chung tay bảo vệ môi trường, giảm các nguy cơ biến đối khí hậu, Trái Đất ấm lên và các thảm họa thiên nhiên khác.

Du lịch vốn là một trong 4 ngành kinh tế mũi nhọn của Campuchia. Trong năm 2012, quốc gia Đông Nam Á này đã đón khoảng 3,5 triệu lượt khách nước ngoài, tăng 25% so với năm trước đó, và doanh thu ước tính đạt 2 tỷ USD. Campuchia dự kiến trong năm nay ngành công nghiệp không khói này sẽ thu hút khoảng 4 triệu lượt khách.

Campuchia nổi tiếng là một đất nước của du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, trong đó nổi bật nhất là hai di sản thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là kỳ quan thế giới Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap và Đền Preah Vihear ở khu vực giáp biên giới với Thái Lan. 

Ngoài ra, Campuchia còn có bờ biển dài 450km với những bãi biển hoang sơ chạy dọc qua các tỉnh Koh Kong, Preah Sihanouk, Kampot và Kep./.

Tìm hiểu về các hòn đảo du lịch ở Campuchia

Những hòn đảo bị lãng quên tại Campuchia nay đã và đang nhận được sự quan tâm của những du khách ưa thích khám phá những nơi mới mẻ.
 
 
 
Hơn 60 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên bờ biển phía nam của Campuchia đã bị lãng quên cho đến... tận bây giờ, trong khi đó bờ biển của đất nước láng giềng Thái Lan lại tràn ngập những khu vui chơi, du lịch với những buổi tiệc thâu đêm suốt sáng. Bị cô lập trong thời kì cai trị tàn ác của Khmer Đỏ và những tháng năm hỗn loạn, quần đảo này ngày nay là một điểm đến dành cho những du khách can đảm đang tìm kiếm một thiên đường bí mật dành cho riêng mình.
 
Du lịch đảo ở Campuchia, Du lịch, du lich campuchia, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2013, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich
Hàng dừa xanh trên đảo Koh Tonsey gần Kep
 
Sau nhiều thập kỷ bị cô lập thì đi du lịch đến Campuchia có nghĩa là bạn đang đi đến một nơi mà thiên nhiên vẫn hoang sơ nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ngoại trừ một số hòn đảo thu hút khách du lịch như Koh Russei và Koh Tonsey với các địa danh du lịch nổi tiếng là Sihanoukville và Kep, thì những hòn đảo hẻo lánh này sẽ cung cấp cho du khách những chuyến đi khám phá thú vị.
 
Du lịch đảo ở Campuchia, Du lịch, du lich campuchia, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2013, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich
Đảo Koh Rong tuyệt đẹp
 
Koh Rong là hòn đảo lớn thứ hai ở Campuchia với diện tích 78 km2. Đảo Koh Rong là một nơi tuyệt vời để thư giãn, khám phá, vì hòn đảo này vẫn còn hoang vắng và chưa phát triểtn. Phần phía tây của đảo Koh Smach là một nơi bình yên để mắc một chiếc võng, thư giãn đung đưa rồi chìm vào giấc ngủ êm đềm tại nơi thiên đường hoang vắng, trong khi vùng biển không có người sinh sống ở Koh Tang là một nơi ao ước của nhiều thợ lặn.
 
 Du lịch đảo ở Campuchia, Du lịch, du lich campuchia, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2013, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich
Thợ lặn ở đảo Koh Tang
 
Những chuyến du lịch đến các hòn đảo này không chỉ có cát, sóng, và những cây dừa cao vút, du lịch đảo ở Campuchia còn gợi lên trong bạn sự tò mò muốn hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương. Cùng ngư dân thả neo tại làng chài trên đảo như Koh Sdach hoặc Koh Kong để tham gia vào những buổi câu mực đêm rất thú vị, sau đó cùng nhau thưởng thức các món hải sản tươi ngon vừa mới đánh bắt.
 
 Du lịch đảo ở Campuchia, Du lịch, du lich campuchia, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2013, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich
Làng chài yên bình trên đảo Koh Rung
 
Thám hiểm bờ biển dài 440km của Campuchia không phải là một chuyện dễ dàng: không có con đường cố định hay một hành trình cụ thể nào để chúng ta tham khảo. Tuy nhiên sự thiếu sót đó lại là một trải nghiệm độc đáo cho những ai quyết tâm khám phá tới cùng. Nhưng các bạn cũng phải nhanh chân lên và khám phá những hòn đảo này nhanh đi, không phải chỉ có những nhà du lịch giàu kinh nghiệm mới nhận thấy được vẻ đẹp tiềm năng nơi đây. Sự phát triển của chính phủ đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư đang dòm ngó, nếu không xách ba lô lên và đi ngay, có thể một ngày nào đó bạn sẽ không còn cơ hội để khám phá sự hoang sơ của thiên nhiên nơi đây nữa.

Du lịch Campuchia - Cách làm đáng để Việt Nam học hỏi

Không chèo kéo, không chặt chém và nhà vệ sinh thì đẹp gấp mấy lần ở Việt Nam. Không đâu xa xôi, cách làm du lịch của Campuchia cũng đáng để Việt Nam học hỏi.

Văn hóa du lịch thân thiện

Kampong Som là thành phố biển du lịch hiếm hoi của Campuchia, có một số nơi bờ biển bị người dân nghèo chiếm ngụ, một số nơi bị ngập rác kinh khủng!

Chúng tôi đến tắm biển ở một khu vực do một số người nghèo dựng lều kinh doanh. Đây cũng là nơi cư ngụ của họ, họ cho thuê ghế bố, bàn, lều che, kinh doanh nước uống, bia, đồ ăn khô...

Bãi biển ở đây khá sạch sẽ nhưng ít du khách, không có trẻ em bán hàng rong. Phòng tắm thay đồ cho phụ nữ là một tấm bạt cũ bao quanh một tảng đá to. Nước ngọt được lấy từ vòi nước bên ngoài đổ vào xô mang đến phòng tắm, đàn ông thì đứng tắm ngoài trời và thay đồ cũng trong phòng tắm trên.

Chúng tôi chỉ thuê ghế bố, lều và tắm thay đồ, không ăn uống gì. Nhưng khi hỏi tính tiền thì chủ quán không tính tiền vì không đáng bao nhiêu, và do có người địa phương hướng dẫn.

Nnớ lại ở Việt Nam, trong năm 2012, gia đình tôi đi du lịch Hạ Long và đã mua tour du thuyền quanh vịnh, khi mới xuống thuyền thì chủ thuyền và nhân viên tiếp đón chúng tôi ân cần.

Trên thuyền có bán đồ lưu niệm nhưng chúng tôi không mua và không dùng thêm bất dịch vụ trả thêm nào, khi ghé thăm bè cá chúng tôi cũng không mua mà chỉ tham quan.

Kể từ đó, họ bắt đầu tỏ thái độ khó chịu, mất lịch sự và đuổi khéo để chúng tôi kết thúc chuyến đi cho nhanh! Thế mới thấy lòng tự trọng không phụ thuộc vào sự giàu nghèo của con người, quốc gia.

Có một người trong ngành du lịch đã nói, nhà vệ sinh là điểm yếu nhất chưa thể khắc phục được của ngành du lịch Việt Nam, riêng với tôi thì đó là một sự hổ thẹn nếu so sánh với du lịch Campuchia!

Trong chuyến du lịch ở miền Bắc cùng năm 2012, phần lớn nhà vệ sinh ở các điểm tham quan đều đem lại cho khách du lịch một cảm giác kinh hoàng về khứu giác, xúc giác (đối với phụ nữ và những ai đại tiện), thị giác và hầu như nơi nào cũng thu tiền du khách từ 2-3000VND/lần!

Lần này, khi đi đến cửa khẩu Mộc Bài, tôi cũng phải vào thăm nhà vệ sinh ở bên phía Việt Nam, nằm trong cụm tòa nhà cửa khẩu.

Về thị giác thì tạm được nhưng khứu giác thì kinh hoàng, tuy nhiên vẫn phải trả tiền 2000VND/lần!

Đến Siem Reap, tôi cũng đã vào thăm nhà vệ sinh trong khu chợ bán đồ lưu niệm, về thị giác thì cũng được, nhà vệ sinh không có mùi hôi.

Điều ấn tượng nhất là tấm bảng ghi dòng chữ "free for tourism" (miễn phí cho khách du lịch). Khỏi phải nói là tôi mừng thế nào trước khi "xả bầu tâm sự" vì lúc đó trong túi không có tiền lẻ riel (tiền Campuchia)! Nhà vệ sinh trong khu vực Ankorwat cũng miễn phí cho khách du lịch đã mua vé.

Phần lớn các trạm xăng ở Việt Nam không chú trọng đến nhà vệ sinh hoặc nếu có thì đều gây ra cảm giác kinh hoàng về khứu giác và thị giác!

Ngược lại, phần lớn các trạm xăng ở Campuchia kết hợp với siêu thị mini, có thể thêm nhà hàng nên nhà vệ sinh được chú trọng.

Ngày xưa ông bà ta dùng khái niệm "cầu tiêu", "nhà xí" nên việc xây dựng bảo dưỡng không được chú trọng, hoặc ngày nay xã hội ta có quá nhiều vấn đề cần giải quyết cho nên nhà vệ sinh vẫn cứ mãi là "cầu tiêu", "nhà xí"?

Ở Ankorwat, hàng quán được phân khu ngăn nắp trật tự, trẻ em bán hàng rong cũng chỉ hoạt động trong khu vực này.

Khi chúng tôi đến mua hàng, trẻ em bán hàng rong đến mời chào và sau hai lần khách hàng từ chối, chúng thôi không đi theo nữa.

Xe cut kit (xe gắn máy kéo theo thùng xe 4 chỗ) cũng tập trung trong một khu vực nhất định và hoàn toàn không có chuyện chèo kéo chạy theo khách du lịch gây náo loạn, giựt đồ móc túi như ở xứ ta!

Các quán ăn, hàng quán ở Campuchia không thuê thanh niên làm cò mồi chèo kéo khách du lịch đến hàng quán của mình, khách dừng ở quán nào thì thoải mái đi vào mua sắm.


Xe máy chạy chậm sát lề phải do vậy xa lộ rất thông thoáng mặc dù đường hẹp


Quán ăn nào cũng có thanh niên giữ xe, giúp đậu xe nhưng tuyệt nhiên không chủ động lấy tiền giữ xe, việc bồi dưỡng là do lòng hảo tâm của khách.

Ở các hàng quán ở Campuchia, nếu sau khi trả giá bạn không muốn mua thì cứ vui vẻ rút lui, không lo bị chửi rủa sau lưng.

Hãy so sánh từng điều trên với hiện trạng xã hội chúng ta thì mới thấy hổ thẹn làm sao, càng hổ thẹn với câu khẩu hiệu "phát huy bản sắc văn hóa dân tộc" được treo đầy đường và được phát biểu liên tục mỗi khi có hội nghị về văn hóa, du lịch!

Chúng ta có quá nhiều khẩu hiệu rất hay treo đầy đường: "xây dựng xã hội văn minh hiện đại", "phát huy bản sắc văn hóa dân tộc", "khu phố văn hóa", "xây dựng nếp sống văn minh", "hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em"..., nhưng thực tế nhiều khi đi ngược lại nội dung trong các câu khẩu hiệu này.

Nên chăng dẹp bỏ hết các khẩu hiệu hoa mỹ để không tạo mâu thuẫn với thực trạng xã hội cũng là một cách xây dựng lại niềm tin trong lòng dân?

Bệnh mê thành tích của các quan chức, viên chức cũng là một nguyên nhân gây xói mòn niềm tin, vì “nói không đi đôi với làm”, tạo thành những tấm gương xấu và thường dân cứ thế mà “bắt chước nói dóc” theo.

Giao thông Campuchia quy củ và trật tự

Xe máy và xe ô tô cá nhân cũng là vấn nạn của Campuchia, nhất là Phnom Penh, kẹt xe vẫn thường xảy ra vì xe máy cũng chạy loạn xạ để tìm đường thoát.

Ở đây việc đội mũ bảo hiểm hình như là không bắt buộc, xe máy chở 3 rất nhiều nhưng họ chạy chậm. Người Campuchia không đội mũ bảo hiểm thì thôi, chứ ai đã đội mũ bảo hiểm thì đó thực sự đúng là mũ bảo hiểm, không phải là loại “mũ bảo hiểm giả cầy” hoặc “mũ bảo hiểm thời trang” như ở xứ ta.

Trong suốt khoảng 1700km đường bộ ở Campuchia tôi không thấy bất kỳ tai nạn giao thông nào.





Đây là cảnh thường thấy trên xa lộ ở Campuchia, xe van chứa đầy người bên trong, phía sau thì chất đầy hàng, trông thì rất mất an toàn nhưng chưa thấy tai nạn vì tài xế chạy chậm và không vượt mặt ẩu, cảnh sát giao thông không phạt! Xe gắn máy chạy chậm sát lề phải


Xe chở khách đường dài ở Campuchia phổ biến là loại van, chất đầy người, mở luôn cửa hậu phía sau để chở đồ, trông qua thì rất mất an toàn nhưng kỳ thật tôi chưa thấy tai nạn, thực tế tài xế chạy chậm và không vượt mặt.

Đường xa lộ ở Campuchia hẹp, không có dãy ngăn cách, có bảng hạn chế tốc độ nhưng không có cảnh CSGT đứng bắn tốc độ hay chặn xe đòi hối lộ (xin lỗi chắc họ ăn hối lộ bằng cách khác kín đáo hơn chăng?), và cũng không có bảng thông báo “đoạn đường này thường xuyên tổ chức bắn tốc độ” như ở xứ ta!

Nói về tín ngưỡng thì có lẽ người Campuchia không thua kém người Việt nhưng trong Ankor Wat và miếu Bà đen trên đường tôi ghé qua, người Campuchia chỉ vào thắp nén hương nhỏ chứ không mua mâm quả hoành tráng để cúng bái, và cách họ cúng tiền công đức cũng đáng để học tập, bỏ tiền vào thùng chứ không vứt bừa bãi.


Việc thắp nhang ở miếu thờ Bà Đen ở Campuchia không dùng mâm quả hoành tráng, không dùng nhang to như “cột nhà”


Trong cùng chuyến du lịch miền Bắc đầu năm 2012, tôi cũng đã đến viếng Đền Hùng và chứng kiến cảnh một số người cúng bái bằng mâm quả rất hoành tráng được mua ngay tại nơi thờ cúng, tạo ra một khung cảnh rất phản cảm.

Rất nhiều người dùng cây nhang “to như cột nhà” để lời khẩn cầu mau hiệu nghiệm, tiền lẻ cúng được quăng bừa bãi ngay tại giếng thiêng của khu vực Đền Hùng!

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Đến Campuchia - Đất nước của sự thanh bình, êm dịu

Hành trình du lịch thế giới, khám phá nhiều địa danh nổi tiếng và huyền bí trên thế giới của du khách, chắc chắc sẽ mang lại được trong lòng mọi người nhiều cảm giác thú vị.
Campuchia, 1 địa danh khá thân thuộc đối với người dân Việt Nam, và cũng là đất nước láng giềng đã từng gắn kết với Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử. Một địa danh du lịch hấp dẫn mà bất cứ du khách nào cũng không thể bỏ qua.
Campuchia êm dịu, thanh bình
Từ những ngôi đền cổ xưa như: Angkor Wat, Angkor Thom mang vẻ đẹp cổ kính cho đến những con đường mênh mông nhuốm màu xanh ngắt của cây lá hay những tòa nhà hoàng cung Royal Palace và Silver Pagoda. Không gian thư thái, khí hậu êm dịu, thanh bình thu hút được nhiều khách tham quan.
Giống như Việt Nam, là 1 quốc gia có khí hậu nhiệt đới, ấm áp quanh năm, những lễ hội văn hóa độc đáo mang đậm tính chất con người Campuchia hiền lành, thân thiện.
Những ngôi làng còn giữ nét nguyên sơ hay những khu đền nổi tiếng với cái nhìn mới lạ sẽ là hành trình khám phá của chúng ta hôm nay. Sẵn sàng lên đường nhé!

Du lịch Campuchia: tới Phnom Penh cảm nhận sự tương phản

Tôi có một thói quen ngộ nghĩnh, đó là thường nhân cách hóa những thành phố, địa danh mình đã đi qua. Với tôi, Singapore như một cô nàng đỏng đảnh, cổ đeo huy chương vàng Olympic môn Mua Sắm; Hongkong là một đôi tình nhân phong cách trong những bộ quần áo bước ra thẳng từ sàn thời trang Paris. Riêng về Phnom Penh, tôi lại có chút lưỡng lự, vì Phnom Penh là thành phố của sự tương phản, sự giao thoa của quá khứ và hiện tại, của Đông và Tây.





Quá khứ u ám

Thế là tôi dành trọn một ngày để quay ngược thời gian, trở lại Phnom Penh xưa, với sự giúp đỡ của một chị hướng dẫn viên bản địa giá 10usd một ngày có bao gồm Bảo tàng Toul Sleng, cánh đồng chết và gốc cây tử thần.





Đó là một trải nghiệm kinh hoàng, dù chỉ nghe lời kể chuyện của chị hướng dẫn viên, người đã trực tiếp nếm trải cái khủng khiếp và nỗi đau mất mát của thời kỳ đen tối đó. Tuy nhiên, điều kinh khủng nhất lại ẩn trong giọng kể của chị. Một giọng kể đều đều, không biểu lộ dù một chút cảm xúc. Có lẽ nỗi đau cũng đã chai sạn sau hàng trăm lần kể chuyện và hàng ngàn câu hỏi của du khách năm châu. Tôi tự nhủ “nghề hướng dẫn viên cũng thật tàn nhẫn. Trong cái nghề này, quá khứ như một vết thương, do khơi gợi mãi nên chẳng bao giờ lành”.

Hiện tại đầy sắc màu






Để làm dịu cái nặng nề của quá khứ, tôi dành phần còn lại của chuyến đi để khám phá những gam màu tươi sáng của một Phnom Penh tưng bừng và nhộn nhịp.





Ở Phnom Penh có vô số những nhà hàng be bé, quán café xinh xinh thành lập bởi những tổ chức phi chính phủ trong loạt dự án giải cứu trẻ em khỏi đường phố.






Romdeng là quán tôi ưa thích nhất. Romdeng cực xinh với décor bằng gỗ sẫm màu, kết hợp với những tông màu tươi sáng và những chậu hoa con con. Romdeng có một đội ngũ nhân viên tận tâm và thân thiện đến không ngờ, và hơn cả là một thực đơn hết sức phong phú những món đặc sản Campuchia khiến bạn không thể không phân vân.

Bên cạnh những địa chỉ đậm chất Khmer là những nhà hàng sang trọng đẳng cấp. Nằm dưới tầng trệt của Quay Hotel, khách sạn ‘chất’ nhất Phnom Penh, nhà hàng Chow, một không gian trắng muốt điểm xuyến bằng gỗ sẫm màu và pha lê ngoại nhập. Nếu bạn có dịp đến Chow đừng quên thưởng thức món ‘cá voi’ đặc sản, hấp với gia vị Á Đông, rưới nước sốt tiêu me chua ngọt (tất nhiên không phải cá voi ngoài biển).






Phnom Penh càng về đêm càng sôi động. Đường 51 là khu vực tấp nập du khách với các bar Walkabout, Zeppelin Café, Howies và Heart of Darkness. Đặc biệt cho những fan nhạc sống như tôi thì Memphis Pub là địa điểm lý tưởng với đêm nhạc rock’n’roll và blue mỗi tối trong tuần, trừ chủ nhật. Và cứ thế, cuộc vui tiếp diễn đến tận bình minh …










Đọng lại Phnom Penh là một điểm lạ trên trục thời gian, nơi quá khứ và hiện tại giao nhau. Và nếu ai đó muốn tôi nhân cách hóa, tôi sẽ nghĩ đến một cô gái sành điệu, yêu trang phục cổ điển, và đặc biệt, có một đôi mắt buồn.

Ghé thăm kỳ quan Angkor - Campuchia khi màn đêm buông xuống

Chính quyền Campuchia đang xem xét khả năng mở cửa di tích quần thể Angkor vào ban đêm nhằm thu hút du khách du lịch đến với nước này nhiều hơn, theo ban quản lý di tích Angkor.

Ông Bun Narith, điều hành ban quản lý di tích quần thể Angkor, cho biết chính quyền đang xem xét đến khả năng kéo dài giờ mở cửa đón khách của quần thể này đến 20g30 mỗi ngày nhằm phục vụ các chuyến tham quan Angkor về đêm.




Angkor khi màn đêm buông xuống

Cơ quan Du lịch Campuchia dự kiến hơn 1 triệu khách du lịch nước ngoài sẽ đến Campuchia và hơn 50% lượt khách sẽ đến với các ngôi đền Angkor, điểm tham quan du lịch hàng đầu tại đất nước chùa tháp. Trước đây, nhiều du khách đã bày tỏ mong muốn được nhìn ngắm và tham quan quần thể Angkor về đêm nhưng chưa được toại nguyện.

Ban quản lý khu du lịch Angkor nhận định việc kéo dài thời gian mở cửa sẽ góp phần gia tăng lượng khách đến với Campuchia nói chung và Angkor nói riêng. Trong thời gian gần đây, nhiều điểm tham quan du lịch ở khu vực Đông Nam Á đã triển khai các chuyến tham quan về đêm tại những nơi này.

Tuy nhiên, theo nhiều người Campuchia, du lịch có thể gây tác động tiêu cực đến di tích Angkor. Trong đó, các chuyên viên nghiên cứu đặc biệt lo ngại tình trạng bơm nước ngầm không kiểm soát nhằm cung cấp cho các khách sạn và khu dân cư ở thành phố Siem Reap lân cận có thể gây mất ổn định đến nền đất bên dưới các khu đền Angkor.

Kinh nghiệm mua hàng miển thuế tại của khẩu Mộc Bài Campuchia

Kinh nghiệm mua hàng miển thuế tại của khẩu mộc bài campuchia và những điều cần biết khi đi mua hàng tại đây

Phương Tiện đi lại

- Từ TP.HCM để đi Mộc Bài bằng xe máy, các bạn có thể chạy xe theo quốc lộ 22, đường Xuyên Á (AH1), cung đường đi sẽ là Củ Chi - Trảng Bàng - Gò Dầu - Bến Cầu.

- Bên cạnh xe máy, các bạn cũng có thể đi xe buýt để đến Mộc Bài. Xe buýt số 703 chạy tuyến Bến Thành - Mộc Bài và ngược lại với tần suất hoạt động 40 chuyến/ngày (riêng thứ bảy và chủ nhật là 48 chuyến/ngày), thời gian di chuyến: 150 phút, thời gian hoạt động: Bến Thành: 6g-16g30, Mộc Bài: 8g35-19g30.

- Thông tin chi tiết các bạn vui lòng xem tại website xe buýt thành phố Hồ Chí Minh: buyttphcm.com.vn

- Bến xe buýt Mộc Bài nằm ngay cổng vào cổng khu siêu thị miễn thuế (gần cửa khẩu Mộc Bài).

Mua Sắm

Tại Mộc Bài, các bạn có thể mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại như siêu thị miễn thuế GC, trung tâm thương mại Hiệp Thành, chợ đường biên Mộc Bài… Tại các khu vực mua sắm này đều có xe điện đưa đón du khách (miễn phí).

Khi mua sắm tại siêu thị, du khách cần phải có chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu. Du khách đưa CMND để nhập vào máy để quản lý, mỗi người chỉ được mua một lần miễn thuế/tuần.

Theo quy định, du khách khi mua sắm tại khu kinh tế cửa khẩu (trong đó có Mộc Bài) được mua hàng nhập khẩu miễn thuế mang vào nội địa với trị giá hàng hóa không quá 500.000 đồng Việt Nam/người/ngày (trừ trị giá hàng hóa đã mua thuộc danh mục hàng hóa hạn chế bán miễn thuế theo quy định tại điều 2 thông tư số 08/2010/TT-BTC ngày 14-1-2010 của Bộ Tài chính).

Trường hợp trị giá hàng hóa vượt quá 500.000 đồng Việt Nam thì người có hàng hóa phải nộp đủ thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đối với phần vượt quá định mức theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lưu ý:
- Tại siêu thị miễn thuế này, khách thường được mời thuê CMND với giá 30.000đ để có thể mua sắm “trên mức quy định”. Tuy nhiên, mọi hành vi mua sắm hàng hóa, trong đó có rượu, nếu trái với luật định, vượt định mức cho phép được xác định là hành vi gian lận thương mại. Khi lực lượng kiểm soát chợ đường biên kiểm tra, nếu phát hiện khách không chứng minh được số lượng hàng hóa được mua theo định mức cho phép với số CMND của mình, thì lực lượng chức năng sẽ tịch thu hàng hóa và xử phạt hành chính.

Có khá nhiều siêu thị miễn thuế tại Mộc Bài, bạn có thể đi hết các siêu thị hoặc cũng có thể đi một. Tất cả đều có xe điện đưa đón bạn đi lại (miễn phí).

Ăn uống

- Ngay tại bến xe Mộc Bài có một quán ăn nhỏ phục vụ thực khách, tuy nhiên quán phục vụ thiên về số lượng nên hơi xô bồ.

- Dãy kios dẫn vào cổng cửa khẩu Mộc Bài cũng có một số quán ăn bình dân phục vụ du khách với các món: bún bò, phở, miễn, cơm…

- Trong khuôn viên của các siêu thị miễn thuế đều có hệ thống nhà hàng (nằm ở cổng) để phục vụ du khách. Các nhà hàng này tương đối vệ sinh, thoáng. Giá cả tại các nhà hàng này cũng không cao hơn so với các quán ăn bình dân bên ngoài là bao nhiêu.

Điện thoại

Sóng điện thoại của các mạng Việt Nam như Mobifone, Viettel, Vinafone… vẫn tốt khi ở Mộc Bài, thậm chí qua bên cửa khẩu Bavet vẫn còn gọi điện được.

Điểm tham quan

Các điểm thăm quan dọc tuyến từ TP.HCM đi Mộc Bài có thể kể đến: địa đạo Củ Chi, khu du lịch Một Thoáng Việt Nam, khu sinh thái Bình Mỹ, Khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số Củ Chi, các siêu thị miễn thuế ở Mộc Bài, cửa khẩu Mộc Bài…

Du lịch để khám phá những địa danh kì bí nhất châu Á

Ngôi nhà bị ma ám kiểu điển hình? Ít lắm. Châu Á với lịch sử phong phú của mình, chứa đầy trong lòng những nhân vật của "thế giới khác". Từ những địa điểm kì bí đến những nơi đầy nỗi buồn, và cả những nơi ghê rợn một cách rất rõ nét, câu chuyện đó sẽ được kể trong bài viết này. Đây là 5 địa danh ma quỷ nhất ở châu Á để đến thăm và có thể làm bất cứ ngôi nhà ma ám nào trong tưởng tượng của bạn trở nên ngớ ngẩn. ( Không dành cho những người yếu tim).

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng, Campuchia
Vào cuối thập niên 1970, Khmer Đỏ đã sử dụng khu bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng này, được biết đến với tên gọi Nhà tù của Pol Pot như một trung tâm tra tấn và giam cầm. Khoảng hơn 17,000 người đã bước chân vào khu giam giữ này và chỉ có một nhóm rất nhỏ trong số họ đã được cứu thoát.




Những gì thể hiện trong bảo tàng này sẽ làm bạn cảm thấy gai sống lưng. Nhà bảo tàng đã được giữ nguyên trạng từ cuối những năm 1970, mặc dù nó khá ít những bức ảnh kinh dị trực tiếp về nơi này. Ở đây bạn có thể tìm thấy xương sọ, ảnh chân dung của những tù nhân bị giam giữ trước đây và 1 số hình vẽ minh họa cảnh tra tấn. Người ta hay đồn rằng (hẳn nhiên rồi) linh hồn của những ai đã chết trong nhà tù vẫn còn ám ảnh bảo tàng này.

Pháo đài Bhangarh, Ấn Độ

Cái gì hay ho hơn một ngôi nhà bị ma ám? Chính là 1 thành phố bị ma ám. Những dấu vết bị phá hủy trong pháo đài Bhangarh ở Rajasthan, Ấn Độ đã làm cho người ta biết đến nơi này như 1 chốn bị ma ám kinh dị nhất cả Ấn Độ. Những biển hiệu cảnh báo đặt ngay cổng vào của pháo đài ghi rõ cấm mọi người không được "Bước vào ranh giới của pháo đài Bhangarh trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặn" — chỉ càng làm tăng thêm những lời đồn đoán về chốn này.




Có hàng trăm truyền thuyến về việc sao thành phố này bị bỏ hoang chỉ sau 1 đêm, và chẳng bao giờ có ai quay về tái định cư, nhưng hầu hết các câu chuyện đều kết thúc bằng việc cho rằng thành phố đã phải chịu một lời nguyền (dù rằng có rất nhiều ý kiến trái chiều chất vấn là ai đã ếm lời nguyền lên thành phố), và rằng ma quỷ giờ đây ám khắp nơi trong thành.
Một câu chuyện khá phổ biến là có một nhà ảo thuật, Singha Serva muốn cưới công chúa Ratnavati của tòa thành này, và khi cô gái cự tuyệt ông ta, ông ta đã tống lời nguyền lên cả thành phố và cư dân.

Đảo Lipe, Thái Lan

Nếu bạn luôn hoài nghi về sự tồn tại của ma quỷ, hãy thử đến đảo Lipe vào kì Halloween ở vùng biển Andaman ở miền Nam Thái Lan, và bạn có thể tin ngay mọi thứ.

Bất chấp sự phát triển thịnh đạt của ngành công nghiệp du lịch hiện đại, người dân địa phương ( gọi là người Chao-le) vẫn coi ma quỷ, một cách nghiêm túc, như những người hàng xóm quen thuộc của mình.



Hãy hỏi một người dân địa phương là đã bao giờ nhìn thấy một "ha-too" chưa (theo ngôn ngữ của người Chao-le nghĩa là "ma"), và anh ta sẽ kể cho bạn anh thấy rất nhiều ma trên hòn đảo này, thậm chí là quá nhiều. Đây không chỉ là niềm tin do những người lớn tuổi tạo ra, những đứa trẻ người Chao-le vẫn thường xuyên thấy dấu chân ma để lại trên bề mặt cát biển.

Hoàng cung Himuro, Nhật Bản

Nằm ở vùng cao nguyên đá ngay dưới ánh sáng của thủ đô Tokyo là một trong những nơi bị ma ám ghê gớm nhất Nhật Bản, hoàng cung Himuro (còn được gọi là hoàng cung Himikyru).

Quần thể kiến trúc này bị đồn là nơi trú ẩn của một trong những tên giết người tàn bạo nhất trong lịch sử hiện đại Nhật Bản. Những thành viên của gia đình Himuro, được cho là dính quá sâu vào những nghi thức tôn giáo đen tối, đã bị giết bởi vị chủ nhân — người ngay sau đó đã bị chết vì ngã vào lưỡi gươm của mình.




Mặc dù chuyện giết chóc được cho là đã xảy ra khoảng 8 thập niên trước, câu chuyện vẫn cho rằng linh hồn của cả dòng họ này vẫn đi lại trên mặt đấy, máu tươi vẫn phủ ở đâu đó trên những mảng tường.

Dinh thự Liu ở Minsyong, Đài Loan
Một chuyến phóng xe khoảng 90 phút xuống khu phố Chiayi là ngôi nhà ma ám Minsyong (được xây dựng từ năm 1929), một điểm du lịch mini cho những người thích tìm cảm giác sợ hãi.

Mặc dù có hàng chục câu chuyện với nội dung lẫn lộn nhau về việc tại sao dinh thự bỏ hoang này lại bị ma ám: mọi kết luận đều nhắm tới việc cho rằng chuyện ma quỷ này không hẳn hoàn toàn đúng.




Một vài người tin rằng một người giúp việc chết trong giếng của dinh thự vẫn còn đi lang thang trên mặt đất, trong khi những chuyện khác lại thêm thắt vào chuyện cho rằng những linh hồn binh lính chết trận Nhật Bản gần dinh thự trong Thế Chiến II đã chiếm tòa nhà này. Nếu bạn muốn đi du lịch vào kì Halloween, hãy tìm xem con ma nào thích hợp với bạn hơn.